Bài 39 : Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ 

1/ Các thế mạnh và hạn chế của vùng

a/ Vị trí địa lý

- Nằm liền kề ĐBSCL, Tây Nguyên, Campuchia, Duyên hải NTB là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ

- Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.

b/ Điều kiện tự nhiên & Tài nguyên thiên nhiên

* Thế mạnh

-Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng, đất xám,đất phù sa cổ ở Tây Ninh, Bình Dương.

-Khí hậu cận xích đạo thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

-Hệ thống sông Đồng Nai có giá trị lớn về thuỷ điện,giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản.

-Vùng nằm gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận-Bình Thuận-BR-VT, Cà Mau-Kiên Giang -->  có điều kiện xây dựng các cảng cá, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

-Rừng: không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ, nguyên liệu giấy ,du lịch. Ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản: Nam Cát Tiên, Cần Giờ.

-Khoáng sản: dầu, khí trữ lượng lớn ở thềm lục địa Vũng Tàu; đất sét, cao lanh cho công nghiệp VLXD, gốm, sứ ở Đồng Nai, Bình Dương.

* Hạn chế

-Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất & sinh hoạt.

c/ Điều kiện kinh tế - xã hội

* Thế mạnh

-Lực lượng lao động lành nghề, có chuyên môn cao.

-Có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là GTVT & TTLL.

-Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP.HCM-ĐN-BD-VT, đặc biệt quan trọng TP.HCM là TTCN, GTVT, DV lớn nhất nước.

-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.

   * Hạn chế

-Giải quyết việc làm cho lao động từ vùng khác đến.

- Ô nhiễm môi trường.

-CSHT có phát triển nhưng chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.

2/Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ , nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

a/Trong công nghiệp

*Hướng khai thác theo chiều sâu 

- Chiếm tỷ trọng CN cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước).

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, bao gồm nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm…

- Công nghiệp rất phát triển nên nhu cầu năng lượng rất lớn → Tăng cường cải thiện & phát triển nguồn năng lượng:

+Đường dây 500 KV từ Hòa Bình vào Phú Lâm (tp.HCM)

+Xây dựng các nhà máy thuỷ điện:.........................

+Phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí: Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức.

+Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Nâng cao, hoàn thiện CSHT, nhất là GTVT-TTLL.

- Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai.

- Tuy nhiên vấn đề môi trường cần phải quan tâm, tránh ảnh hưởng tới ngành du lịch.

*Nguyên nhân

- Là vùng có vị trí thuận lợi, gần nguồn nguyên liệu.

- Là vùng năng động nhất nước.

- Lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất nước.

- Vùng có sự đầu tư trong và ngoài nước.

b/ Trong nông-lâm nghiệp

Nông nghiệp

  *Hướng khai thác

-Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng như hồ Dầu Tiếng, Phước Hòa.

-Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước.

 + Thay đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi có năng suất cao và ứng dụng công nghệ thông tin

 + Trồng với qui mô lớn các loại cây công nghiệp..................................

* Nguyên nhân

- ĐNB có 1 mùa khô kéo dài cần giải quyết nước tưới.

- Do giống cao su cũ, già cỗi, năng suất thấp.

- Người dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.

- Vùng có điều kiện để phát triển nông nghiệp.

- Nhu cầu trong vùng lớn.

Lâm nghiệp:

*Hướng khai thác

- Cần được bảo vệ nhất là ở vùng thượng lưu các con sông để giữ nguồn nước ngầm, môi trường sinh thái.

- Bảo vệ và quy hoạch tốt vùng rừng ngập mặn, vườn quốc gia.

*Nguyên nhân

- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lâm nghiệp đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường,phát triển bền vững.

- Vùng có nhiều rừng.

c/ Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển

* Lí do để phát triển kinh tế biển

- Có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển: Tài nguyên biển phong phú, đa dạng, nhiều vũng vịnh, nhiều bãi tắm ....

- Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu.

- Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ ở ĐNB.

- Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…

- Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.

- Ngành công nghiệp dầu khí tác động đến nhiều ngành kinh tế khác.

*Lí do bảo vệ môi trường biển

- Vùng có nhiều rừng.

- Do khai thác khoáng sản, thủy sản ... dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới phát triển du lịch, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của vùng.

- Công nghiệp rất phát triển tác động đến môi trường biển.