Bài 39: Đèn huỳnh quang

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 39: Đèn huỳnh quang

Tóm tắt lý thuyết

I. Đèn ống huỳnh quang

1. Cấu tạo

  • Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và 2 điện cực

  • Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang.

  • Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.

  • Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.

2. Nguyên lí làm việc

  • Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến "mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.

  • Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện.

3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang

a) Hiện tượng nhấp nháy:

  • Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.

b) Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.

c) Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.

d) Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.

Cấu tạo chấn lưu điện cảm

Cấu tạo chấn lưu điện tử

Cấu tạo chấn lưu điện tử

Cấu tạo Tắc te

Cấu tạo Tắc te

  • Kí hiệu Tắc te:               

Kí hiệu Tắc te:

4. Các số liệu kĩ thuật

  • Điện áp định mức: 220V

  • Công suất định mức: 25W, 40W…

5. Sử dụng

  • Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để làm gì? Làm thế nào để giữ cho đèn phát sáng tốt?

    • Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng trong nhà. Để giữ cho đèn phát sáng tốt ta phải lau chùi bộ đèn thường xuyên

II. Đèn compac huỳnh quang

1. Cấu tạo:

  • Gồm 2 phần: Bóng đèn và đuôi đèn.

    • Bóng đèn : Hình xoắn, hình chữ U (1 chữ U,2 chữ U..) ở trong bóng giống bóng đèn ống huỳnh quang.

      • (Lớp bột huỳnh quang, chứa khí trơ...)

    • Đuôi đèn : có cực tiếp xúc giống đuôi đèn sợi đốt, phía trong chứa chấn lưu điện tử.

  • Chấn lưu được đặt trong đuôi đèn.

2. Nguyên lí làm việc:

  • Giống đèn ống huỳnh quang

3. Đặc điểm

  • Kích thước gọn, nhẹ, dễ sử dụng.

  • Hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt.

Bài tập minh họa

Bài 1

Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang?

Hướng dẫn giải

  • Khi đóng công tắc thì toàn bộ điện áp đặt vào hai tiếp điểm của tắc te làm xảy ra phóng hồ quang trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt dẫn đến tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh mạch kín dòng điện chạy trong mạch đốt nóng các điện cực. Hồ quang mất, thanh lưỡng kim nguội đi dẫn đến "mở mạch" dẫn đến việc tạo lên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm xuất hiện hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.

  • Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại, các tia này kích thích bột huỳnh quang làm phát ra các bức xạ ánh sáng. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và hơi thuỷ ngân sẽ duy chì hiện tượng phóng điện. Khi đèn sáng chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện.

Bài 2:

Nêu đặc điểm của đèn huỳnh quang? 

Hướng dẫn giải

  • Đặc điểm của đèn huỳnh quang:  

    • Có hiện tượng nhấp nháy (khi tần số dưới 50 Hz)  

    • Cần mồi phóng điện (chấn lưu điện từ hoặc tắc te)  

    • Tuổi thọ cao (khoảng 8000h)  

    • Hiệu suất phát quang cao (20 -> 25 %) 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Đèn huỳnh quang, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang.

  • Biết được đặc điểm của đèn huỳnh quang.