Bài 35: Bài thực hành 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua

  • Cách tiến hành:Lắp dụng cụ điều chế khí H2S như hình vẽ. Cho dung dịch HCl khoảng 1/3 ống nghiệm, sau đó thêm FeS, đậy nút cao su. Chờ khoảng 15 – 30s đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn.

  • Hiện tượng: Có khí mùi trứng thối thoát ra là H2S, đốt khí H2S trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.
  • Phương trình hóa học:       

FeS   +   2HCl   →   FeCl2   +   H2S

2H2S  +  3O2      \(\underrightarrow{t^0}\)    2SO2    +   2H2O  

  • Vai trò của chất:  S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

2. Tính khử của lưu huỳnh đioxit

  • Cách tiến hành: Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch brom.

  • Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu dần.
  • Phương trình hóa học:

Na2SO3   +   H2SO4   →   Na2SO  +   H2O   +   SO2

SO2   +   Br2   +   2H2O   →  2HBr  +   H2SO4

  • Vai trò của chất:  S là chất khử, Br là chất oxi hóa.

3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit

  • Cách tiến hành: Dẫn khí H2S thu được ở trên vào nước, được dung dịch axit sunfuhiđric. Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.

  • Hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm A bị vẩn đục màu vàng.
  • Phương trình hóa học:              SO2    +   H2S    →   3S    +   2H2O.
  • Vai trò của chất:  S vừa chất khử vừa là chất oxi hóa.

4. Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc

  • Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Cho một vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.

  • Hiện tượng: Lá đồng tan dần, có bọt khí sủi lên. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.
  • Phương trình hóa học:                Cu   +   2H2SO4     → CuSO4   +   SO2   +   2H2O
  • Vai trò của chất:  Cu là chất khử, S trong H2SO4 là chất oxi hóa.

II. TƯỜNG TRÌNH

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngPhương trình hóa học

Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua

Lắp dụng cụ điều chế khí H2S như hình vẽ.

Cho dung dịch HCl khoảng 1/3 ống nghiệm, sau đó thêm FeS, đậy nút cao su.

Chờ khoảng 15 – 30s đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn.

Có khí mùi trứng thối thoát ra là H2S, đốt khí H2S trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.

FeS   +   2HCl   →   FeCl2   +   H2S

2H2S  +  3O2      \(\underrightarrow{t^0}\)    2SO2    +   2H2O  

Tính khử của lưu huỳnh đioxit

Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch brom.

Dung dịch brom bị mất màu dần.

Na2SO3 +  H2SO4   →   Na2SO +  H2O   +   SO2

SO2  +  Br2  +  2H2O   →  2HBr  +  H2SO4

Tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit

Dẫn khí H2S trên vào nước, được dung dịch axit sunfuhiđric. Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.

Dung dịch trong ống nghiệm bị vẩn đục màu vàng.SO2 + H2S  → 3S  +   2H2O

Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc

Nhỏ vài giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

Cho một vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.

Lá đồng tan dần, có bọt khí sủi lên. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.Cu   +   2H2SO4     → CuSO4   +   SO2   +   2H2O

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!