Bài 34: Crom và hợp chất của crom

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

I. Vị trí, cấu tạo

    - Thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số thứ tự 24, là kim loại chuyển tiếp.

    - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d54s1

    - Số oxi hóa: +1 đến + 6 (số oxi hóa bền: +2, +3, +6)

    - Khi Crom thể hiện hóa trị thấp là II, III có tính chất của kim loại, còn hóa trị VI có tính chất của phi kim.

    - Cấu tạo đơn chất: mạng tinh thể lập phương tâm khối.

II. Tính chất vật lý

    - Màu trắng ánh bạc, rất cứng.

    - Khối lượng riêng lớn, khó nóng chảy

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với phi kim

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Tác dụng với nước

    Crom bền hơn nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ.

3. Tác dụng với axit

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    Chú ý: Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động hóa.

IV. Ứng dụng

    - Thép chứa 2,8 - 3,8% crom có độ cứng cao, bền, có khả năng chống gỉ.

    - Thép chứa 18% crom là thép không gỉ (thép inox).

    - Thép chứa 25-30% crom siêu cứng dù ở nhiệt độ cao.

    - Crom dùng để mạ thép. Thép mạ crom bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho đồ vật.

V. Sản xuất

    Phương pháp nhiệt nhôm: Cr2O3 được tách ra từ quặng cromit FeO.Cr2O3.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM : 

Câu 1: Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng

D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

Câu 2: Chất nào saụ đây không có tính lưỡng tính ?

A. Cr(OH)2    B. Cr2O3    C. Cr(OH)3     D. Al2O3

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim.

A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hoá crom thành Cr(VI).

C. Lưu huỳnh không phán ứng được với crom.

D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hoá crom thành Cr(II).

Câu 4: Sục khí Cl2vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O.     B. Na2CrO4, NaClO, H2O.

C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O.    D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 5: Chất nào saụ đây không có tính lưỡng tính ?

A. Cr(OH)2    B. Cr2O3    C. Cr(OH)3     D. Al2O3

Câu 2: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây

A. +2     B. +3    C. +4    D. +6

Câu 6: Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây ?

A. F2.    B.S.    C.Cl2.    D. O2.

Câu 7: Hãy cho biết hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ crom ?

A. CrCl3    B. K2Cr2O7    C. CrO3    D. KCrO2

Câu 8: Nhận xét nào sau đây sai ?

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm

B. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

C. Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng.

D. Ion Cr3+ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 9: Giữa các ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá cho nhau theo cân bằng hoá học sau :

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Nếu thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì sẽ có hiện tượng

A. từ màu vàng chuyển màu da cam.

B. từ màu da cam chuyển màu vàng.

C. từ màu da cam chuyền thành không màu.

D. từ màu vàng chuyến thành không màu.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là

A. 0,78 gam.    B. 3,12 gam.     C. 1,74 gam.     D. 1,19 gam.

Câu 11: Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X. trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:

A. 4,48 lít.    B. 6,72 lít.    C. 8,40 lít.    D. 5,60 lít.

Câu 12: Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình :

(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O.

Khi phân hủy 48 gam muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là

A. 8,5%.    B. 6,5%.    C. 7,5%.     D. 5,5%

Khách