Bài 31. Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 31: THỤ TINH, KẾT QUẢ VÀ TẠO HẠT

I. Lý thuyết

Sau khi thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để kết hạt và tạo quả 

1. Hiện tượng nảy mầm ở hạt phấn

- Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn.

- Mỗi hạt phấn sẽ hút chất dinh dưỡng ở đầu nhụy \(\rightarrow\)​  lớn lên và nảy mầm \(\rightarrow\) ​   ống phấn. 

- Tế bào sinh dục được (chứa trong hạt phấn) chuyển đến phần đầu của ống phấn.

- Ống phấn mọc xuyên qua đầu nhụy vào trong bầu  \(\rightarrow\)   tiếp xúc với noãn  \(\rightarrow\) ​    tế bào sinh dục được ở phần đầu ống phấn chiu vào noãn  

 

2. Thụ tinh

- Khi TB sinh dục đực chiu vào noãn xảy ra hiện tượng thụ tinh

- Tại noãn: tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn \(\rightarrow\)  ​   1 tế bào mỡi là hợp tử   \(\rightarrow\)​    hiện tượng thụ tinh    ​     sinh sản hữu tính.

* Sơ đồ quá trình nảy mầm của hạt phấn và thụ tinh 

 

3. Kết quả và tạo hạt

- Hình thành hạt: noãn sau khi thụ tinh có những biến đổi

+ Tế bào hợp tử phân chia nhanh \(\rightarrow\) ​   phôi

+ Vỏ noãn \(\rightarrow\) vỏ hạt 

+ Phần còn lại của noãn   \(\rightarrow\)     vỏ hạt (chứa chất dự trữ cho hạt)

* Lưu ý: mỗi noãn được thụ tinh tạo thành 1 hạt \(\rightarrow\)  số hạt sẽ phụ thuộc vào số noãn được thụ tinh  

 

- Tạo quả:

+ Bầu nhụy biến đổi và phát triển thành quả chứa hạt

- Những bộ phận khác của hoa héo dần rồi rụng đi.

- Tuy nhiên, 1 số ít loài cây, ở quả vẫn còn dấu tích của 1 số bộ phận như đài, vòi nhụy. Ví dụ: quả hồng, cà chua, lựu, chuối …

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?

Hướng dẫn trả lời:

Hiện tượng thụ phấn

Hiện tượng thụ tinh

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

*   Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

 Câu 2: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên của bộ phận đó ?

Hướng dẫn trả lời:

- Quả do bầu nhụy chứa noãn hình thành.

- Quả vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa là: cây cà chua, cây hồng, cây thị… (giữ lại đài hoa); cây chuối, cây ngô… (giữ lại phần đầu nhụy và vòi nhụy).