Bài 31: Bài thực hành 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung lý thuyết

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

1. Tính oxi hóa của oxi

  • Cách tiến hành: Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn thành hình lò xo có gắn mẩu gỗ ở đầu để làm mồi trên ngọn lửa đèn cồn, sau khi mẩu gỗ cháy hết chỉ còn tàn đỏ hồng thì đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi.

  • Hiện tượng: Mẩu gỗ cháy hồng, khi đưa vào lọ đựng oxi, dây thép sáng chói, phản ứng hóa học xảy ra mãnh liệt, có những hạt sáng là sắt và sắt từ oxit bắn vào thành bình. 
  • Phương trình hóa học:        3Fe   +   2O2  \(\underrightarrow{t^0}\)   Fe3O4
  • Vai trò của chất:  Fe là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

  • Cách tiến hành: Đun nóng liên tục một ít lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

  • Hiện tượng:
Nhiệt độTrạng TháiMàu sắc
Nhiệt độ phòngThể rắnMàu vàng
112,8oCThể lỏngMàu đỏ nâu
180oCChất dẻoMàu nâu sẫm
200oCThể lỏngMàu nâu sẫm
445oCThể khíMàu da cam

3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh

  • Cách tiến hành: Cho một ít bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra.

  • Hiện tượng: Phản ứng xảy ra mãnh liệt, làm đỏ rực hỗn hợp và tỏa nhiều nhiệt.
  • Phương trình hóa học:                       Fe  +  S    \(\underrightarrow{t^0}\)   FeS
  • Vai trò của chất:  Fe là chất khử, S là chất oxi hóa.

4. Tính khử của lưu huỳnh

  • Cách tiến hành: Cho một lượng lưu huỳnh bằng hạt ngô vào muỗng. Đốt lưu huỳnh ngoài không khí trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa vào bình đựng khí oxi. Quan sát hiện tượng.

  • Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo thành lưu huỳnh đioxit SO2.
  • Phương trình hóa học:                       S   +   O2    \(\underrightarrow{t^0}\)   SO2

II. TƯỜNG TRÌNH

Thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngPhương trình hóa học

Tính oxi hóa của oxi

Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn thành hình lò xo có gắn mẩu gỗ ở đầu để làm mồi trên ngọn lửa đèn cồn, sau khi mẩu gỗ cháy hết chỉ còn tàn đỏ hồng thì đưa nhanh vào lọ đựng khí oxi.

Mẩu gỗ cháy hồng, khi đưa vào lọ đựng oxi, dây thép sáng chói, phản ứng hóa học xảy ra mãnh liệt, có những hạt sáng là sắt và sắt từ oxit bắn vào thành bình. 3Fe   +   2O2  \(\underrightarrow{t^0}\)   Fe3O4

Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

Đun nóng liên tục một ít lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

S(rắn, vàng) → S (lỏng, vàng, linh động) → S (quánh nhớt, nâu đỏ) → S (hơi ,da cam). 

Tính oxi hóa của lưu huỳnh

Cho một ít bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra.

Phản ứng xảy ra mãnh liệt, làm đỏ rực hỗn hợp và tỏa nhiều nhiệt. Fe  +  S    \(\underrightarrow{t^0}\)   FeS

Tính khử của lưu huỳnh

Cho một lượng lưu huỳnh bằng hạt ngô vào muỗng. Đốt lưu huỳnh ngoài không khí trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa vào bình đựng khí oxi. Quan sát hiện tượng.

Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn nhiều so với cháy trong không khí, tạo thành lưu huỳnh đioxit SO2.  S   +   O2    \(\underrightarrow{t^0}\)   SO2

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!