Bài 3. Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Các cấp tổ chức sống

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

- Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Các cấp tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. Sinh quyển được xem là cấp độ tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.

- Các cấp tổ chức sống cơ bản bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể và quần xã - hệ sinh thái.

​@2963194@

II. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

- Ví dụ: Khi các phân tử hữu cơ như protein, nucleic acid, lipid carbohydrate tương tác với nhau tạo nên cấu trúc tế bào có được đặc điểm nổi trội của sự sống (khả năng trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng) mà các phân tử hữu cơ riêng biệt không có được.

Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở. Sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

- Ví dụ: Ở cơ thể người có sự trao đổi chất với môi trường ngoài.

Hệ thống mở

- Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

Cua đỏ di cư

Tỉa cành tự nhiên

3. Thế giới sống liên tục tiến hoá

- Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.

- Ví dụ: Sự tiến hoá của lớp Bò sát.

Liên tục tiến hóa

​@2963282@

III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức 

- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

- Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.

1. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

2. Các cấp độ cơ bản của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể và quần xã - hệ sinh thái.

3. Các cấp độ tổ chức sống có đặc điểm chung là hệ thống mở, tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, với môi trường sống và tiến hoá liên tục.

4. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.