Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Phong trào Văn hóa Phục hưng thế kỉ XIV - XVII

- Nguyên nhân:

+ Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Giai cấp tư sản mạnh về kinh tế, nhưng không có địa vị xã hội nên họ chống lại chế độ phong kiến, dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng thế kỉ XIV - XVII.

- Văn hóa Phục hưng: là sự phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và Rô-ma, sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.

- Địa điểm: phong trào bắt đầu ở Ý, sau đó lan rộng sang châu Âu.

@81847@

- Nội dung:

+ Lên án Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người.

+ Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Chân dung tự họa của Leonardo da Vinci. Những tác phẩm kinh điển của ông như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius là đại diện cho nghệ thuật thời Phục Hưng
Chân dung tự họa của Leonardo da Vinci.
Tranh Nàng Mona Lisa
Mona Lisa

- Tác động:

+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến, là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại".

+ Mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

2. Phong trào Cải cách tôn giáo

- Nguyên nhân:

+ Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân, lấy Kinh thánh làm cơ sở tư tưởng để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

+ Giáo hội là thế lực cản trở sự phát triển của tư sản đang lên.

- Nội dung cải cách tôn giáo của Lu-thơ (Đức):

Phủ nhận vai trò thống trị của Giáo hội.

+ Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái.

+ Quay về với giáo lý Ki-tô nguyên thủy.

- Cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,...

Martin Luther (Lu thơ)
Martin Luther (Lu-thơ) 

 

@81850@

- Tác động

+ Thúc đẩy, châm ngòi cho khởi nghĩa nông dân ở Đức - cuộc đấu tranh đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến ở châu Âu.
+ Ki-tô giáo chia làm 2 giáo phái: đạo Tin lành (tôn giáo cải cách) và Ki-tô giáo cũ. Hai giáo phái này mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau.