Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I- Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

2. Mẫu vật, hoá chất

  • Hạt đậu xanh, đậu đỏ,... Có thể dùng các loại hạt khác nhau tuỳ vào điều kiện địa phương và tuỳ theo thời vụ. Nên chọn loại hạt có vỏ mềm như hạt lạc, hạt đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt cải.
  • Nước vôi trong (Nước vôi hấp thu CO2 tạo thành kết tủa), nước ấm.

II- Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.

  • Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.

  • Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40oC trong 2 giờ.

  • Chuẩn bị đĩa petri có lót bông hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm, hoặc bông đã thấm nước lên phía trên

  • Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm (nếu có) nhiệt độ khoảng 30oC đến 35oC để hạt nảy mầm.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm

  • Sử dụng 2 chuông thuỷ tinh (có dán nhãn chuông A và B).
  • Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dãn nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B) vào trong chuông B và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.

Bước 3: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm

Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt cốc nước vôi trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm. 

III- Kết quả

Thí nghiệmHiện tượng/ Kết quả
Chuông AXuất hiện lớp váng mỏng trên bề mặt cốc nước vôi trong.
Chuông BKhông hiện tượng.