Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tình hình chính trị - kinh tế

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

- Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đem quân đánh Tây Sơn, Quang Toản bị bắt, triều Tây Sơn chấm dứt.

- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Năm 1086, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, củng cố chế độ quân chủ tập quyền.

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

+ Luật pháp: năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ).

Bộ luật Hoàng triều luật lệ
Hoàng triều luật lệ

+ Hành chính: chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Lược đồ các đơn vị hành chính  Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)
Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)

Quân đội: xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

+ Đối ngoại: Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, từ chối tiếp xúc với các nước phương Tây.

Binh lính người Việt thời Nguyễn
Binh lính thời Nguyễn

 

@833995@

2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

a. Nông nghiệp

- Chính sách: 

+ Khai hoang, di dân lập ấp và lập đồn điền.

+ Lập các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

+ Đặt lại chế độ quân điền.

Kết quả: tăng diện tích canh tác nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều, nông dân bị cướp ruộng đất, việc sửa đắp đê không được chú trọng.

@834310@

b. Công thương nghiệp

- Thủ công nghiệp: 

+ Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…

+ Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…).

+ Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.

Nội thương:

+ Buôn bán thuận lợi, xuất hiện nhiều thị tứ mới.

+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.

- Ngoại thương:

+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.

+ Hạn chế buôn bán với người phương Tây.

II. Các cuộc nổi dậy của nhân dân

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Đời sống nhân dân nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi.

2. Các cuộc khởi nghĩa

Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.
Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.

 

@834826@

Thời gianLãnh đạoĐịa bànKết quả
1821 - 1827Phan Bá VànhThái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng YênBị đàn áp
1833 - 1835Nông Văn VânTừ Cao Bằng lan ra khắp miền núi Việt BắcBị dập tắt
1833 - 1835Lê Văn KhôiSáu tỉnh Nam KìBị đàn áp
1854 - 1856Cao Bá QuátHà Nội, Bắc NinhBị dập tắt


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
htfziang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (20 tháng 4 2022 lúc 21:26) 0 lượt thích