Bài 25 : Ôn tập chương III

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 

1. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc ?

Trả lời :

Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ, nên sử cũ gọi thời kì này là thời kì Bắc thuộc, kéo dài từ năm 179 TCN đến thế kỉ X .

2. Trong thời gian Bắc thuộc, đất nước bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào ? Em hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ ?

Trả lời :

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên nước

Từ năm 179 TCN

Nhà Triều

Âu Lạc

Từ năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Thế kỉ III

Nhà Ngô

Châu Giao

Thế kỉ VI

Nhà Lương

Châu Giao

Năm 679 - TK X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

3. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào ? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì ?

Trả lời :

- Chính sách cai trị của các thời đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

- Chính sách thâm hiểm nhất là muốn đồng hóa dân tộc ta.

4. Vì sao nói, chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc là chính sách thâm hiểm nhất ?

Trả lời :

Bằng việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta, bắt nhân dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán, bắt dân ta học chữ Hán, theo đạo Nho. Âm mưu của chúng vô cùng thâm hiểm, xóa bỏ nền văn háo của tổ tiên người Việt, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Nước ta trở thành một quận của Trung Quốc, nguy cơ mất dân tộc, mất nước của người Việt, để chúng đồng hóa dân tộc ta. Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ là chính sách thâm hiểm nhất.

5. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc.

Trả lời :

STT

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Tóm tắt diễn biến chính

Ý nghĩa

1

Năm 40

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được toàn bộ Giao Châu

Thể hiện ý chí quyết tâm dành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc

2

Năm 248

Bà Triệu

Triệu Thị Trinh

Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Thanh Hóa) rồi lan ra khắp Giao Châu

Thể hiện ý chí quyết tâm dành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc

3

542-602

 

Lý Bí

Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đến đặt tên nước là Vạn Xuân

Thể hiện ý chí quyết tâm dành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc

4

Đầu thế kỉ VIII

Mai Thúc Loan

Mai Thúc Loan

Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm pa, chiếm được thành Tống Bình

Thể hiện ý chí quyết tâm dành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc

5

Trong khoảng 776-791

Phùng Hưng

Phùng Hưng

Khoảng 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động cuộc khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình

Thể hiện ý chí quyết tâm dành lại độc lập chủ quyền của Tổ quốc

6. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế nước ta trong thời Bắc thuộc ?

Trả lời :

Những biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế nước ta trong thời Bắc thuộc là :

- Nghề rèn sắt vẫn phát triển

- Trong nông nghiệp, nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ

- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triểm : nghề gốm, dệt vải.

- Giao lưu buôn bán được mở rộng.

7. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về văn hóa của nước ta thời Bắc thuộc ?

Trả lời :

Những biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về văn hóa của nước ta thời Bắc thuộc là :

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc

8. Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc ?

Trả lời :

Xã hội có sự phân hóa trong sơ đồ sau :

9. Theo em, sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì ? Ý nghĩa của điều này ?

Trả lời :

 - Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc : xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì tiêu diệt được.

- Góp phần hình thành nên ý thức dân tộc.

10. Vì sao nhân dân ta kiên quyết bảo vệ những phong tục tập quán của mình ?

Trả lời :

Vì nhân dân ta luôn tự hào về cội nguồn con Lạc cháu Hồng của mình. Bảo vệ nhưng phong tục, tập quán là bảo vệ bản sắc riêng của người Việt, không để người Hán đồng hóa biến thành người Hán. Đó là cơ sở để tập hợp lực lượng trong quá trình dựng nước và giữ nước.

11. Hơn 1000 năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục, tập quán và phát triển kinh tế nhờ vào đâu ?

Trả lời :

Hơn 1000 năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục, tập quán và phát triển kinh tế nhờ vào :

- Chúng ta bảo vệ được làng, chúng ta mất nước không mất làng.

- Làng là cái nôi để ta giữ gìn, bảo vệ, phát huy tiếng nói, tập tục truyền thống.

- Chúng ta chống Hán hóa trong làng, tiếp thu và biến đổi văn hóa ngoại lai để phù hợp với nhu cầu của chúng ta.

- Lòng yêu nước, tinh thần sáng tạo, cần cù trong lao động.

- Ý thức vươn lên, ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc của các tầng lớp nhân dân ta.

12. Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho con cháu chúng ta những gì ?

Trả lời :

Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho con cháu chúng ta :

- Ý thức dân tộc được hoàn thiện.

- Lòng yêu nước, tấm gương những anh hùng dân tộc.

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ và độc lập của đất nước

- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc

- Kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh bảo vệ đất nước.