Bài 24. Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.

- Công thức tính:

Mật độ dân số = Dân số/ Diện tích (người/km2)

2. Đặc điểm

a. Phân bố dân cư không đều trong không gian

- Dân cư tập trung đông: Tây Âu, Nam Âu, Đông Nam Á…

- Dân cư tập trung thưa thớt: Trung Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, châu Đại Dương…

Lược đồ phân bố dân cư thế giới.

b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian

- Châu Á, Châu Âu giảm dần ↓

- Châu Đại Dương, Châu Phi, Châu Mĩ tăng lên ↑

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

- Nhân tố tự nhiên:

      + Khí hậu

      + Nguồn nước

      + Địa hình và đất đai

      + Khoảng sản

Nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong phân bố dân cư - những con sông lớn là nơi bắt đầu của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới.

- Nhân tố Kinh tế - xã hội:

      + Trình độ phát triển lực lượng sản xuất

      + Tính chất nền kinh tế

      + Lịch sử khai thác lãnh thổ

      + Chuyển cư.

Đoàn người chuyển cư từ Mê - xi - cô tới Mỹ.

@59212@@59209@

II.  Các loại hình quần cư

(Học sinh đọc và tham khảo thêm)

III. Đô thị hóa

1. Khái niệm

Là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm

a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

- Từ năm 1900 - 2005:

      + Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% → 48%).

      + Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% → 52%).

b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

- Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.

- Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.

- Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).

Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới thời kì 2000 - 2005 (%)

c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị nhiều mặt.

@59215@

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

a. Ảnh hưởng tích cực

- Kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Xã hội: Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, các quá trình sinh, tử, hôn nhân,…

- Môi trường: Hình thành môi trường mới.

b. Ảnh hưởng tiêu cực

- Kinh tế: Thiếu việc làm, nông thôn mất nguồn lao động lớn,…

- Xã hội: Nghèo đói, sinh hoạt thiếu thốn.

- Môi trường: Ô nhiễm môi trường,…

1. Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. Phân bố dân cư không đều trong không gian và có sự biến động theo thời gian.

2. Đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.