Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu: Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác, chế biến lâm sản.

Cuộc sống du mục chăn nuôi cừu của người Changpa.

- Đặc điểm:

   + Các hoạt động kinh tế hết sức phong phú và đa dạng.

   + Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

   + Mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Ruộng bậc thang, một hình thức canh tác lúa ở vùng núi.

@52737@@52738@

2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội

- Các điều kiện thuận lợi:

   + Giao thông nối liền các vùng, miền.

   + Điện lực, các công trình thủy điện được xây dựng.

- Sự thay đổi các hoạt động kinh tế:

   + Hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lương thưc, thực phẩm được đẩy mạnh.

Khai thác đá.

   + Hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới.

   + Xây dựng nhiều khu du lịch, an dưỡng, thể thao (trượt tuyết, leo núi…).

- Hệ quả sự thay đổi:

   + Diện tích rừng sụt giảm, đất đai xói mòn, bạc màu.

   + Môi trường bị ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, nguồn nước,...).

   + Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa dân tộc.

Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản... là những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ít người ở vùng núi. Các hoạt động kinh tế này hết sức đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi. Nhờ phát triển giao thông và điện lực... nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện. làm cho bộ mặt nhiều vùng núi biến đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một số nơi sự phát triển này đã tác động tiêu cực đến môi trường, đến bản sắc văn hoá của các dân tộc ở vùng núi.