Bài 24. Cường độ dòng điện

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cường độ dòng điện

Thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm như hình vẽ. So sánh số chỉ của ampe kế khi đèn sáng mạnh và sáng yếu.

Ta thấy, với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

Cường độ dòng điện

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu chữ A.

Để đo cường độ dòng điện nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.

1 mA = 0,001 A; 1 A = 1000 mA.

@2372963@

II. Ampe kế

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

Hình trên mô tả một ampe kế dùng kim chỉ thị, thường được dùng trong trường học. Ta thấy:

  • Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA.
  • Các chốt để nối dây dẫn của mạch điện với ampe kế.
  • Chốt điều chỉnh kim của ampe kế.

Với mỗi ampe kế, chúng ta cần quan tâm đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế đó.

@2373044@

III. Đo cường độ dòng điện

1. Mắc mạch điện theo sơ đồ sau.

Khi mắc ampe kế vào mạch điện cần lưu ý, phải mắc chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện. 

2. Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim quả ampe kế chỉ đúng vạch số 0.

3. Đóng công tắc, đợi cho kim của ampe kế đứng yên. Đặt mắt nhìn kim chỉ thị theo phương vuông góc với mặt chia độ. Đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện vào bảng. Quan sát độ sáng của bóng đèn.

4. Thay nguồn điện là một pin bằng nguồn điện hai pin mắc nối tiếp và tiến hành tương tự. Đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện vào bảng. Quan sát độ sáng của bóng đèn.

Nhận xét: Cường độ dòng điện qua đèn càng lớn thì đèn càng sáng.