Bài 23: Bài luyện tập 4

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 

1. Mol 

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Con số 6.1023 được gọi là số Avogadro và kí hiệu là N.

    Một mol Sắt, nước, hidro, đồng

CâuÝ nghĩa
1 mol nguyên tử Cu.1 N nguyên tử Cu hay 6.1023 nguyên tử Cu.
1,5 mol nguyên tử H.1,5 N nguyên tử H hay 1,5.6.1023 nguyên tử H.
2 mol phân tử H2.2 N phân tử H2 hay 2.6.1023 phân tử H2.
0,15 mol phân tử H2O.0,15 N hay 0,15.6.1023 phân tử H2O.
@627649@

2. Khối lượng mol 

  • Khối lượng mol của một chất có giá trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối của chất đó. 
  • Kí hiệu của khối lượng mol: M (Đơn vị: g/mol).
CâuÝ nghĩa
Khối lượng mol của nước là 18 g/mol.

Khối lượng của N phân tử nước hay 6.1023 phân tử nước là 18 gam.

Kí hiệu là M\(H_2O\)  = 18 g/mol.

Khối lượng mol của nguyên tử hidro là 1 g/mol.

Khối lượng của N nguyên tử hidro hay 6.1023 nguyên tử hidro là 1 gam.

Kí hiệu là MH = 1 g/mol.

Khối lượng mol của phân tử hidro là 2 g/mol.

Khối lượng của N phân tử hidro hay 6.1023 phân tử hidro là 2 gam.

Kí hiệu là M\(H_2\) = 2 g/mol.

Khối lượng 1,5 mol nước là 27 gam.Khối lượng của 1,5 N phân tử nước hay 1,5.6.1023 phân tử nước là 27 g.
@627733@

3. Thể tích mol chất khí 

  • Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
  • Người ta xác định được rằng: trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, thể tích của 1 mol các chất khí khác nhau đều chiếm những thể tích bằng nhau.

  • Ở nhiệt độ là 0oC và áp suất là 1 atm (điều kiện tiêu chuẩn)  thì thể tích của 1 mol chất khí bất kì bằng 22,4 lít.

Sơ đồ sự chuyển đổi giữa lượng chất (số mol) - khối lượng chất - thể tích chất khí (đktc):

@627788@

4. Tỉ khối của chất khí 

  • Tỉ khối của khí A so với khí B kí hiệu là dA/B = \(\dfrac{M_A}{M_B}\)

  • Nếu ta biết khối lượng mol của khí B và dA/B thì ta cũng có thể tích được khối lượng mol của khí A theo công thức rút ra từ công thức trên.

CâuÝ nghĩa
Tỉ khối của khí A đối với khí B (dA/B) bằng 1,5.

Khối lượng mol của khí A lớn hơn khối lượng mol của khí B là 1,5 lần, hay phân tử của khí A nặng hơn phân tử của khí B là 1,5 lần.

Tỉ khối của khí CO2 đối với không khí (d\(CO_2\)/kk) bằng 1,52

Khối lượng mol của khí CO2 lớn hơn khối lượng của "mol không khí" là 1,52 lần hoặc khối lượng của 1 V khí CO2 lớn hơn khối lượng của 1 V không khí là 1,52 lần (các thể tích đo ở cùng nhiệt độ và áp suất).

@627844@

II. BÀI TẬP

Bài 1: Một hợp chất có công thức hóa học là BaSO4.

a. Tìm khối lượng mol của hợp chất trên.

b. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.

Lời giải

a. Khối lượng mol = MBa + MS + 4MO = 137 + 32 + 16 x 4 = 233 g/mol

b.

%mBa = \(\dfrac{137}{233}.100\%\) = 58,8%

%mS = \(\dfrac{32}{233}.100\%\) = 13,7%

%mO = 100% - (58,8 + 13,7)% = 27,5%

Bài 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta đun nóng 50 gam hợp chất canxi cacbonat CaCO3 thu được khí cacbonic CO2 và canxi oxit CaO.

a. Tính khối lượng CaO thu được sau khi đun nóng hết CaCO3.

b. Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc.

c. Tính tỉ khối của CO2 so với không khí.

Lời giải

a. nCaCO3 = \(\dfrac{m_{CaCO_3}}{M_{CaCO_3}}\) = \(\dfrac{50}{100}\) = 0,5 mol

Phương trình phản ứng:     CaCO3     \(\underrightarrow{t^o}\)     CaO      +    CO2

Theo phương trình:             1 mol                1 mol          1 mol

Theo đề bài:                       0,5 mol             0,5 mol       0,5 mol

Khối lượng CaO thu được = nCaO x MCaO = 0,5 x 56 = 28 gam

b. Thể tích khí CO2 thu được ở đktc = n x 22,4 = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít

c. d\(CO_2\)/kk = \(\dfrac{M_{CO_2}}{M_{kk}}\) = \(\dfrac{44}{29}\) = 1,51

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!