Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Thí nghiệm: Lắp mạch điện như hình vẽ dưới đây.

Khi đèn sáng, thấy bóng đèn nóng lên. Dây tóc của bóng đèn được làm bằng vonfram, khi có dòng điện chạy qua nó bị đốt nóng mạnh và phát sáng. Khi đèn sáng bình thường, nhiệt độ của dây tóc lên tới 2500oC.

Khi dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.

Dòng điện chạy qua dây dẫn bóng đèn làm dây dẫn nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng.

@2373820@

Lưu ý: Một số dụng cụ như tivi, máy khoan, quạt điện,...khi hoạt động thì phần thân của chúng cũng nóng lên. Dòng điện cũng gây ra tác dụng nhiệt ở các dụng cụ này nhưng đó không phải là tác dụng mong muốn, hữu ích.

II. Tác dụng phát sáng của dòng điện

1. Bóng đèn bút thử điện

bóng đèn bút thử điện

Trong bóng đèn thử điện có chứa một chất khí (khí nêôn). Khi có dòng điện chạy qua, vùng chất khí ở giữa hai đầu dây đèn sẽ phát sáng.

2. Đèn điôt phát quang (đèn LED)

Đèn LED có cấu tạo chủ yếu từ chất bán dẫn. Đèn có hai cực dương và âm, thường phân biệt bằng một trong hai cách sau:

  • Cực dương có bản cực nhỏ, chân dài
  • Cực âm có bản cực lớn, chân ngắn

Nối hai chân đèn LED với nguồn điện một chiều phù hợp, nếu đảo hai cực của đèn rồi nối lại với nguồn, đèn không sáng nữa.

@2373891@

Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.