Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tình hình thế giới và Đông Dương

1. Hoàn cảnh lịch sử

* Thế giới:

- Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. 

- Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. 

* Ở châu Á - Thái Bình Dương:

Quân đội Nhật vào Lạng Sơn 9/1940
Quân đội Nhật vào Lạng Sơn 9/1940

- Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt - Trung.

- Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương. 

- Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp kí kết với Nhật Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. Từ đây, Pháp câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.

* Ở trong nước:

- Pháp thi hành chính sách "kinh tế chỉ huy" nắm độc quyền kinh tế Đông Dương, đồng thời tăng cường các loại thuế, vơ vét, bóc lột nhân dân.

- Nhật thực hiện thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo với giá rẻ mạt khiến lương thực khan hiếm nghiêm trọng, khoảng 2 triệu đồng bào ta chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945.

=> Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai vô cùng gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

Nạn đói năm 1945

 

@60048@

II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên

Tên khởi nghĩa

Nguyên nhân

Diễn biến

Kết quả - ý nghĩa

Bắc Sơn

- Nhật đẩy mạnh kế hạch đánh chiếm Đông Dương.

- Ngày 22/9/1940, Nhật đổ bộ lên Đồ Sơn (Hải Phòng).

- Pháp bị tổn thất nặng nề, rút chạy về Bắc Sơn.

- Tháng 9/1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy chống Pháp và giành được chính quyền tại địa phương, lập nên đội du kích Bắc Sơn.

- Mấy ngày sau, Pháp câu kết với Nhật, chúng khủng bố cuộc khởi nghĩa.

- Mở đầu phong trào vũ trang giải phóng dân tộc.

- Giúp Đảng rút ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

Nam Kì

Năm 1940, Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột, thanh niên Việt Nam bị ép tham gia chiến đấu.
 

- Tháng 11/1940, khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ.

- Kế hoạch bị lộ, Pháp cho ném bom tàn sát nhân dân.

- Lực lượng khởi nghĩa còn lại phải rút về Đồng Tháp và U Minh.

Chứng tỏ tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên chống quân thù của các tầng lớp nhân dân Nam Kì.

Đô Lương

Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối việc họ bị đưa sang Lào để đấu tranh với Thái Lan.

 

- Tháng 1/1941, binh lính đồn Chợ Rạng dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy đấu tranh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ô tô về Vinh để chiếm thành.

- Kế hoạch bất thành, toàn bộ binh lính nổi dậy bị bắt, Đội Cung và 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị lưu đày.

- Là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc.

- Bước đầu đấu tranh bằng vũ lực.