Bài 20: Mạng máy tính

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 20. MẠNG MÁY TÍNH

1. Mạng máy tính

- Mạng máy tính gồm ba thành phần:

  • Các máy tính
  • Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.
  • Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính

2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính

* Phương tiện truyền thông:

- Kết nối có dây

  • Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang,…
  • Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được kết nối với cáp mạng nhờ giắc cắm.
  • Một số thiết bị kết nối có dây: Hub, Bridge, Switch, Router…
  • Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: có 3 kiểu cơ bản là đường thẳng, vòng, hình sao.

- Kết nối không dây

  • Dùng sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh…
  • Các thiết bị kết nối mạng không dây:
    • Thiết bị WAP (Wireless Access Point): có chức năng kết nối các máy tính trong mạng và kết nối với mạng có dây.
    • Mỗi máy tính phải có vỉ mạng không dây (Wireless Netwrork Card)
    • Người ta còn dùng bộ định tuyến không dây (Wrieless Router) ngoài chức năng như điểm truy cập không dây còn có chức năng định tuyến đường truyền.

* Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế mạng:

  • Số l­ượng máy tính tham gia mạng
  • Tốc độ truyền thông trong mạng
  • Địa điểm lắp đặt mạng
  • Khả năng tài chính

* Giao thức (Protocol):

  • Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
  • Bộ giao thức trong mạng toàn cầu Internet là: TCP/IP

3. Phân loại mạng máy tính

* Theo phân bố địa lí

  • Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network): Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, Ví dụ: trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp….
  • Mạng diện rộng ( WAN – Wide Area Network): Là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng th­uờng liên kết các mạng cục bộ.

* Theo môi trường truyền thông:

  • Mạng có dây và không dây.

* Theo chức năng: 

  • Mạng ngang hàng và mạng khách - chủ.

4. Các mô hình mạng

- Xét theo chức năng, có thể phân mạng thành hai mô hình chủ yếu sau:

  • Mô hình ngang hàng (Peer to Peer):
    • Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng.
    • Mô hình này có ­ưu điểm là xây dựng và bảo trì đơn giản, song chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ, dữ liệu phân tán.

  • Mô hình khách chủ (Client - Server):
    • Client – Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
    • Server – Máy chủ là máy tính đảm bảo phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên.
    • Mô hình này có ­ưu điểm dữ liệu đ­ược quản lí tập trung, chế độ bảo mật tốt, thích hợp với các mạng có quy mô trung bình và lớn.