Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô viết 

1. Nguyên nhân khủng hoảng

- Thế giới: năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng bùng nổ, đòi hỏi các quốc gia phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội.

- Trong nước: các nhà lãnh đạo Liên Xô chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng đang diễn ra nên không có sự thay đổi trong trong đường lối phát triển kinh tế - chính trị - xã hội.

@80456@

2. Quá trình tan rã

a. Công cuộc cải tổ

- Thời gian: tháng 3/1985.

- Người đề xướng: Tổng thống Góoc-ba-chốp.

- Mục đích:

+ Khắc phục những sai lầm, thiếu sót trước đây.

+ Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

+ Xây dựng xã hội chủ nghĩa theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn.

Tổng thống M.Goocbachop
Tổng thống M.Goocbachop

- Kết quả: công cuộc cải tổ thất bại, đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn (nhiều cuộc bãi công nổ ra, mâu thuẫn sắc tộc, nhiều nước cộng hòa đòi li khai...).

* Ngày 19/8/1991, xảy ra cuộc đảo chính của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết nhằm lật đổ Góoc-ba-chốp. Mặc dù cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại nhưng đã gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang Xô Viết hầu như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang.

* Ngày 21/12/1991, 11 quốc gia cộng hòa thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

* Ngày 25/12/1991, Góoc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô viết.

@15323@

- Hậu quả:

+ Đối với Liên Xô: kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng; xã hội rối loạn, không ổn định.

+ Đối với thế giới: làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới và chấm dứt sự tồn tại của trật tự thế giới sau cuộc thế chiến thứ hai.

Lược đồ các nước SNG
Lược đồ các nước SNG

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

1. Nguyên nhân khủng hoảng

- Từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế và chính trị. Cuối năm 1988, cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ Ba Lan, sau đó lan ra các nước Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri...

- Sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài đã tiếp sức cho các thế lực chống xã hội chủ nghĩa kích động quần chúng và hoạt động chống phá.

=> Ban lãnh đạo các nước Đông Âu chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành tổng tuyển cử tự do.

- Kết quả: cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.

@80458@

2. Hệ quả

- Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

- Ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế SEV chấm dứt hoạt động.

- Ngày 1/7/1991, Tổ chức Vác-xa-va tuyên bố giải thể.

- Đây là tổn thất nặng nề với phong trào cách mạng thế giới và phong trào giải phóng dân tộc của các nước.