Trong thực tiễn ta thường gặp những đồ vật có hình khối như ở Hình 18 và Hình 19.
Những hình khối có dạng như trên được gọi là hình gì?
Trong thực tiễn ta thường gặp những đồ vật có hình khối như ở Hình 18 và Hình 19.
Những hình khối có dạng như trên được gọi là hình gì?
Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22, đọc tên các mặt, các cạnh và các đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình lăng trụ đứng tam giác có:
+) 5 mặt gồm: ABC; A’B’C’; ABB’A’; BCC’B’; ACC’A’
+) 9 cạnh gồm: AB; BC;CA;A’B’;B’C’;C’A’; AA’; BB’; CC’
+) 6 đỉnh gồm: A;B;C; A’;B’;C’.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ ở Hình 23 và thực hiện các hoạt động sau:
a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình gì?
b) Mặt bên AA’C’C là hình gì?
c) So sánh độ dài các cạnh bên AA’ và CC’
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình tam giác
b) Mặt bên AA’C’C là hình chữ nhật
c) Hai cạnh bên AA’ và CC’ có độ dài bằng nhau
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 9, đọc tên các mặt, các cạnh, các đỉnh và các đường chéo của hình lăng trụ đứng tứ giác đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình lăng trụ đứng tứ giác ABCD. A’B’C’D’ có:
+) 6 mặt gồm: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; ADD’A’; BCC’B’; CDD’C’.
+) 12 cạnh gồm: AB; BC;CD;DA;A’B’;B’C’;C’D’; D’A’; AA’; BB’; CC’ ; DD’.
+) 8 đỉnh gồm: A;B;C;D;A’;B’;C’;D’.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ ở Hình 27 và cho biết:
a) Đáy dưới ABCD và đáy trên A’B’C’D’ là hình gì?
b) Mặt bên AA’D’D là hình gì?
c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Đáy dưới ABCD và đáy trên A’B’C’D’ là hình tứ giác
b) Mặt bên AA’D’D là hình chữ nhật
c) Độ dài hai cạnh bên AA’ và DD’ bằng nhau.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCông thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là: S.h với S là diện tích đáy; h là chiều cao của hình hộp
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 30). Trải mặt bên AA’C’C thành hình chữ nhật AA’MN. Trải mặt bên BB’C’C thành hình chữ nhật BB’QP.
a) Tính diện tích hình chữ nhật MNPQ
b) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với tích chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ và chiều cao của hình lăng trụ đó.
c) So sánh diện tích của hình chữ nhật MNPQ với diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: S = MN . NP = h.(b+c+a)
b) Chu vi đáy của hình lăng trụ tam giác là: CABC = a+b+c
Tích chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ và chiều cao của hình lăng trụ đó là:
(a+b+c).h
Như vậy, diện tích của hình chữ nhật MNPQ bằng tích chu vi đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ và chiều cao của hình lăng trụ đó
c) Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ là: Sxq = SABB’A’ + SACC’A’ + SBCC’B’ = h.c+h.b+h.a = h.(c+b+a)
Vậy diện tích của hình chữ nhật MNPQ bằng diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tìm số thích hợp cho ? trong bảng sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Chọn từ đúng (Đ), sai (S) thích hợp cho ? trong bảng sau:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Cho các hình 33a và hình 33b:
i) Hình nào trong các hình 33a, 33b là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?
ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 33.
iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 33.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảii) Hình 33b là hình lăng trụ đứng tam giác
Hình 33a là hình lăng trụ đứng tứ giác
ii) Hình 33a: Sxq = (3+4+5+8).5 = 100 (cm2)
Hình 33b: Sxq = (3+4+5).6 = 72 (cm2)
iii) Hình 33a: Diện tích đáy là: (8+4).3:2=18 (cm2)
Thể tích là: V = 18.5 = 90 (cm3)
Hình 33b: Diện tích đáy là: \(\dfrac{1}{2}3.4=6\) (cm2)
Thể tích là: V= 6.6=36 (cm3)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)