Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Nội dung lý thuyết

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

1. Ánh sáng

- Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp, nhưng nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau.

- Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi. 

- Dựa vào nhu cầu ánh sáng của cây, ta có 2 nhóm thực vật: nhóm cây ưa ánh sáng mạnh (cây ưa sáng) và nhóm cây ưa ánh sáng yếu (cây ưa bóng)

Đặc điểmCây ưa ánh sáng mạnhCây ưa ánh sáng yếu
Ví dụ

Cây hoa giấy, cây hoa sứ, cây bạch đàn, cây bàng, cây phượng, cây xương rồng, cây xoài,...

Cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh, cây trầu không, cây lá lốt, cây hoa nhài, cây gừng, cây rau diếp cá,...

Vị tríNơi quang đãngDưới tán cây khác
Hình thái 

Thân thấp, nhiều cành cây, tán lá rộng. 

Phiến lá thường nhỏ, màu xanh sáng.

Thân trung bình, số cành cây ít, tán lá vừa phải.

Phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của cành rong đuôi chó.

Quan sát số lượng bọt khí tạo ra ở mỗi khoảng cách 10cm, 20cm, 30cm, 40cm.

Dựa vào bảng 19.1, ta có nhận xét: Đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít. 

- Kết luận: Cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp càng mạnh, số lượng bọt khí oxygen thải ra càng nhiều. 

@2610295@

- Trong nông nghiệp, để tăng năng suất một số loại cây trồng, người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm, điều này giúp cây tăng cường độ quang hợp tạo ra nhiều chất hữu cơ và làm tăng năng suất cây trồng. 

- Trong sản xuất nông nghiệp, muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày bởi vì khi đó, cây phải chia sẻ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng, không khí, đồng thời nhiệt độ tăng cao khiến cây quang hợp khó khăn, tổng hợp ít chất hữu cơ làm cho chất lượng nông sản giảm. 

- Nhiều giống cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt vì đó là những loài cây ưa ánh sáng yếu, chúng không cần nhiều ánh sáng hay ánh sáng mạnh mà vẫn có thể quang hợp và sinh trưởng tốt. Ví dụ như cây lưỡi hổ, cây kim tiền, các cây họ Lan,...

2. Carbon dioxide

- Cây có thể quang hợp được với nồng độ carbon dioxide bình thường của không khí (khoảng 0,03%).

- Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng. Nhưng nếu nồng độ carbon dioxide tăng quá cao thì quang hợp giảm.

- Trong cùng 1 nồng độ carbon dioxide, các loài thực vật khác nhau thì có cường độ quang hợp khác nhau. 

@2610359@

3. Nước

- Nước là nguyên liệu cho quang hợp ở cây xanh. 

- Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào lá cây giảm dẫn tới quang hợp giảm. 

- Nhu cầu nước của các loài cây là khác nhau. 

Ví dụ: Cây cần nhiều nước: cây cói, cây ráy,...

Cây cần ít nước: cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ,...

- Nhu cầu nước của một loài cây trong các giai đoạn phát triển khác nhau cũng khác nhau. 

Ví dụ: Cây mía cần tưới nước thường xuyên khi mới trồng, đến khi mía có đốt thì tưới nước ít hơn. 

Cây lúa cần nhiều nước khi mới cấy và làm đòng. Cây lúa không cần nhiều nước khi đã chín vàng chuẩn bị thu hoạch.

TTC Gia Lai: Giúp người trồng mía chống hạn - Báo Gia Lai điện tử - Tin  nhanh - Chính xác

Hình. Người nông dân tưới nước cho mía mới trồng

4. Nhiệt độ

- Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình 20 - 30 oC.

- Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loài cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ. 

- Để tăng năng suất nông nghiệp, người nông dân có các biện pháp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại cây. Ví dụ:

+ Biện pháp chống nóng:

+ Biện pháp chống rét: 

@2610435@

II. Ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh

- Cây xanh có nhều lợi ích to lớn đối với tự nhiên và con người:

Hình. Vai trò của cây xanh

- Quang hợp có ý nghĩa đối với sự sống: 

+ Quang hợp cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho sự sống.

+ Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác.

+ Quá trình quang hợp giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí. 

- Cháy rừng hay chặt phá rừng đầu nguồn gây giảm số lượng cây xanh, giảm quá trình quang hợp của cây xanh và gây ra hậu quả nghiệm trọng như:

+ Lượng khí O2 suy giảm mà lượng khí COvẫn tăng lên gây hiệu ứng nhà kính. 

+ Cây xanh giúp giữ nước, mất cây xanh dễ gây hiện tượng lũ quét và sạt lở đất mùa mưa và hạn hán mùa khô.

+ Mất rừng tức là mất nơi sinh sống và kiếm ăn của các loài động vật. 

@2610495@

1. Các yếu tố như ánh sáng, carbon dioxide, nước, nhiệt độ,... ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến các loài cây là khác nhau.

2. Trồng và bảo vệ cây xanh mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích: cung cấp oxygen, thức ăn cho con người và động vật, hấp thụ khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu, làm sạch không khí,...