Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự thành lập nhà Hồ

- Từ sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu .

- Năm 1397, Hồ Qúy Ly ép vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa.

- Năm 1400, Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần và lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu (mong ước an vui cho đất nước)

Sự thành lập nhà Hồ

2. Cải cách của Hồ Quý Ly

a. Về chính trị

- Đổi tên đơn vị hành chính các cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Hạn chế quyền lực của quý tộc nhà Trần.

- Chiêu mộ người tài ngoài họ Trần.

b. Về kinh tế

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

Tiền giấy thời Hồ

c. Về xã hội

- Thực hiện chính sách hạn nô, tăng cường kiểm soát hộ tịch.

- Khi có nạn đói bắt người giàu bán thóc, tổ chức chữa bệnh cho nhân dân.

d. Về văn hoá, giáo dục

- Đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.

- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Quy định lại quy chế thi cử, học tập.

e. Về quân sự

- Củng cố quốc phòng, quân sự, tăng quân số, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến.

Súng Thần cơ của nhà Hồ (minh họa)
Súng Thần cơ của nhà Hồ (minh họa)

- Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang,..

f. Hệ quả

- Tích cực: Quyền lực được củng cố, thế lực nhà Trần bị thu hẹp, trình trạng bất bình đẳng trong xã hội giảm.

- Hạn chế: Gây bát mãn cho một bộ phận xã hội, mất đoàn kết toàn dân của nhà Hồ.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

- Tháng 11/1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhà Minh xâm lược ta do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy.

- Nhà Hồ phải rút lui về Lạng Sơn rồi cố thủ thành Đa Bang.

- Tháng 1/1407, quân Minh lần lượt đánh chiếm thành Đa Bang, Đông Đô rồi rút quân về Tây Đô (Thanh Hóa)

- Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly bị bắt cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại.

→ Nước ta bị nhà Minh cai trị.

* Nguyên nhân thất bại:

- Không có đường lối đúng đắn, nặng về phòng thủ.

- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly không được nhân dân ủng hộ rộng rãi.

- Không tập hơn đông đảo nhân dân kháng chiến.