Bài 18: Hợp chất carbonyl

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 115)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: 
- Hợp chất carbonyl là hợp chất chứa nhóm carbonyl trong phân tử.
- Aldehyde và ketone có chứa nhóm carbonyl trong phân tử
- Tính chất vật lí: nhiệt độ sôi thấp hơn alcohol và cao hơn hydrocarbon có phân tử khối tương đương, thường có mùi đặc trựng,...
- Tính chất hóa học: tham gia một số phản ứng khử, phản ứng oxi hoá, phản ứng cộng,...
- Vai trò của chúng trong đời sống: ứng dụng trong công nghiệp dệt, nhựa, chẩt dẻo, phẩm nhuộm,

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 116)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Đặc điểm chung về cấu tạo của formaldehyde, acetaldehyde (aldehyde) và acetone (ketone): đều chứa nhóm carbonyl (>C=O).
- Hình dạng phân tử của formaldehyde và acetaldehyde:
+ Phân tử formaldehyde: gồm 1 nguyên tử carbon liên kết với 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen, các nguyên tử đều nằm trên một mặt phẳng.
+ Phân tử acetaldehyde có 2 nguyên tử carbon liên kết với nhau, trong đó 1 nguyên tử carbon nằm ở tâm một hình tứ diện liên kết với 3 nguyên tử hydrogen, nguyên tử carbon còn lại liên kết với 1 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hydrogen.
Hai phân tử trên có nhóm carbonyl, gồm nguyên tử carbon liên kết với nguyên tử oxygen bằng 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π kém bền. Liên kết đôi C=O và 2 liên kết đơn nằm trên 1 mặt phẳng, góc liên kết khoảng 120°.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 116)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
loading...
Đồng phân của hợp chất carbonyl có công thức phân tử C4H8O:
Công thức (1) và (2) là aldehyde. Công thức (3) là ketone.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2-3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Cách gọi tên aldehyde theo danh pháp thay thế:
Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ kí tự e ở cuối) + al
- Danh pháp thay thế của ketone so với aldehyde: thêm số chỉ vị trí nhóm carbonyl (>C=O), thay hậu tố “al” bằng “one”.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

a) 2-methylpropanal.

b) pentan-2-one.

c) 2-methylbut-2-enal.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

a) CH3-CH2-CH(CH3)-CHO

b) CH2=CH-CH2-CHO

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Hợp chất vanillin từ cây vani là hợp chất carbonyl được dùng trong
- ngành thực phẩm: là hương liệu cho vào các loại chè, bánh, … nhằm tạo mùi thơm và kích thích vị giác.
- Trong ngành công nghiệp nước hoa
-  Trong y học (tạo mùi thơm cho thuốc, giảm đau, kháng viêm, điều trị các chứng đau răng và viêm loét dạ dày,.... giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng),...
Hợp chất muscone được dùng làm dược liệu có nguồn gốc từ chất dịch tuyến được lấy từ các loài động vật như hươu xạ, chồn hương và các loài thực vật hay các chất nhân tạo có mùi hương tương tự. Đây được xem là một loại dược liệu quý, khá đắt đỏ.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Trạng thái: Formaldehyde và acetaldehyde là những chất khí ở nhiệt độ thường; các hợp chất carbonyl khác là chất lỏng hoặc rắn.

- Nhiệt độ sôi của các hợp chất carbonyl nhìn chung cũng tăng theo chiều tăng dần số nguyên tử carbon. Độ tan của các hợp chất carbonyl giảm dần theo chiều tăng dần của số nguyên tử carbon.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

Tham khảo: Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: ethane (3) < acetaldehyde (1) < ethanol (2).
Giải thích:
- Ethanol có nhiệt độ sôi cao nhất do có khả năng tạo được liên kết hydrogen liên phân tử.
- Acetaldehyde có nhiệt độ sôi cao hơn ethane do phân tử phân cực hơn.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 118)

Hướng dẫn giải

Dung dịch formalin được sử dụng để ngâm xác động vật hay con người để giữ nguyên hình dạng ban đầu, được sử dụng làm chất khử trùng, thuốc diệt nấm, chất xông khói và chất bảo quản,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)