Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, Nam giáp Bắc Trung Bộ.

- Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.

- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .

- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …).

Của khẩu Lào Cai và cảng Móng Cái.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Vùng có đặc diểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình:

       + Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình. Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

       + Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng  đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.

Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:

      + Đông Bắc: có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh  và có thế mạnh kinh tế là khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới; du lịch sinh thái và kinh tế biển.

      + Tây Bắc: có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn và có thế mạnh kinh tế là phát triển thuỷ điện; trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

- Các tài nguyên:

      + Tài nguyên nước: (gồm nguồn nước và thuỷ năng ) tập trung chủ yếu ở Tây Bắc (sông Đà ).

Đập thủy điện Hòa Bình.

      + Tài nguyên khoáng sản tập trung ở phía Đông Bắc: Than, sắt, đồng, chì, kẽm, apatit

Khai thác than đá ở Quảng Ninh.

      + Tài nguyên biển: gồm có một vùng biển giàu tiềm năng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ

Vịnh Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.

      + Tài nguyên du lịch: khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn.

Đỉnh Fansipan cao nhất khu vực Đông Nam Á.

      + Tài nguyên rừng: có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do việc chặt phá bừa bãi.

@66791@@66789@@56182@

Khó khăn

- Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc do đó giao thông đi lại khó khăn.

- Khí hậu diễn biến thất thường: mưa bão, rét đậm, lũ quét, … ảnh hưởng đến giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá nặng nề dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.

- Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ khó khai thác.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Đặc điểm:

     + Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

     + Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

     + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

     + Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

    + Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

     + Đa dạng về văn hóa.

Ruộng bậc thang - phương thức canh tác trên địa hình đồi núi dốc.

- Khó khăn:

     + Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

     + Đời sống người dân con nhiều khó khăn.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào. Tài nguyên khoảng sản, thuỷ điện phong phú và đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.