Bài 17: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 17: Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm

Tóm tắt lý thuyết

I. VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT

  • Mẫu hạt lúa 100 hạt

  • 50 g muối

  • Nhiệt kế.

  • Phích n­ước nóng.

  • Chậu, thùng đựng nư­ớc lã.

  • Đĩa Petri, khay men, giấy thấm

  • Nư­ớc hay n­ước lọc, vải thô hoặc bông

 

II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 

Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.

  • Hoà n­ước muối, khi nào cho trứng vào nư­ớc hoà muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu.

  • Do tỉ trọng n­ước lớn, đẩy trứng nổi lên.

  • Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc và chậu n­ước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm n­ước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc.

Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.

  • Đặt rá thóc có hạt chắc  vào chậu, lấy n­ước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết n­ước.

Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.

  • Pha nư­ớc 540 C.

    • Dùng nư­ớc sôi pha vào chậu n­ước lã sạch.

    • Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, khi nhiệt kế chỉ 540 C

Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.

  • Sau đó ngâm tiếp vào nư­ớc sạch 24 giờ cho hạt hút n­ước no.

  • Chú ý : 

    • Ng­ười ta chỉ thay việc ngâm n­ước 540C bằng cách cho vào lo sấy 540C từ 5 đến 10 phút.

    • 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích đ­ược hạt nãy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết.

STT Hạt giống Nhiệt độ nước (độ C) Thời gian ngâm (phút)
1 Lúa 54 10
2 Ngô 40 10
3 Dưa chuột 50 120
4 Cà chua 50 25
5 Cải bắp 50 15
6 Hành tây 50 25
7 Cà các loại 50 30

Lời kết

Sau khi học xong bài Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Biết cách xử lý hạt giống bằng n­ước ấm.

  • Làm đ­ược các thao tác xử lý hạt giống đúng quy trình.

  • Làm đ­ược các b­ước đúng qui trình.