Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Quyền sở hữu của công dân

   - Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

Công dân có quyền nắm giữ, quản lí tài sản và được pháp luật bảo hộ

   - Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.

Công dân có quyền khai thác, sử dụng tài sản mà mình quản lí

   - Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho... 

Công dân có quyền mua, bán, tặng,.. tài sản của mình

 

2. Nghĩa vụ của công dân

   - Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của nhà nước.

   - Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.

   - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường.

 

@43819@@43820@@43821@

3. Trách nhiệm của Nhà nước

   - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu của công dân.

   - Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu…

   - Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

=> Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

 

Trong quá trình học tập , nếu có bất kỳ thắc mắc nào , các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!