Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU

I. Khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.

1. Khái niệm:

Mạch ĐKTH là mạch điện tử điều khiển sự tahy đổi trạng thái, chế độ làm việc của tín hiệu nào đó.

Chắng hạn như thay đổi tín hiệu nhìn, tín hiệu nghe hoặc kết hợp.

2. Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu.

 - Dùng để thông báo tình trạng thiết bị 

( bình thường hay gặp sự cố).

- Dùng để thông nbáo thông tin cần thực hiện theo quy định.

- Dùng để trang trí, quảng cáo.

II. Nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu.

1. Sơ đồ khối của mạch.

Được thể hiện trên hình 14.2 gồm các khối chức năng:

-         Khối nhận lệnh.

-         Khối xử lý.

-         khối khuếch đại.

-         Khối chấp hành.          

2. Nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu.

 Sau khi nhận lệnh (thường qua một cảm biến), mạch sẽ xử lý tín hiệu đã nhận, điều chế nó theo một nguyên tắc nào đó rồi đưa sang khổi khuếc đại đẻ khuếch đại tín hiệu đến công suất hợp lý để đưa tới khối chấp hành; Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu ( bằng chuông, đèn hiệu). 

3. Ví dụ.

Mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp

- Công dụng của mạch: Thông báo và cắt điện khi điện áp vựợt quá ngưỡng nguy hiểm.

- Sơ đồ mạch gồm: Các khối nhận lệnh( biến áp, điôt D, tụ điện C), xử lý (Điện trở R1, biến trở VR, điôt ổn áp Đo, điện trở R2), khuếch đại ( T1, T2, điện trở bảo vệ R3, rơle K), chấp hành (đèn hiệu ĐH, chuông, các tiếp điểm K1, K2)

- Chức năng các linh kiện trong mạch.

- Nguyên lý hoạt động của mạch.

  + Trường hợp bình thường ( K đóng)

  + Khi quá điện áp ( K mở)