Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

Nội dung lý thuyết

BÀI 13. MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG

1. Hệ điều hành MS-DOS

- Đặc điểm của hệ điều hành MS-DOS

  • Là HĐH của hãng Microsoft trang bị cho các máy tính cá nhân IBM PC.
  • Đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với tình trạng thiết bị của máy tính cá nhân trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
  • Là HĐH đơn nhiệm một người dùng, được thực hiện thông qua hệ thống lệnh.
  • Với các phiên bản nâng cấp từ 4.01 trở đi, trong MS-DOS đã có các môđun cho phép người dùng có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình

2. Hệ điều hành Windows

- Một số đặc trưng chung của hệ điều hành Windows:

  • Chế độ đa nhiệm.
  • Có hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích.
  • Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ họa và đa phương tiện đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh. .
  • Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.

3. Các hệ điều hành Unix và Linux

a. Các đặc trưng của Unix

  • Là HĐH đa nhiệm nhiều người dùng.
  • Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả.
  • Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

b. Hệ điều hành Linux

  • Ra đời trên cơ sở của hệ điều hành Unix
  • Cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, làm cho nó có tính mở rất cao, tức là mọi người có thể đọc,hiểu các chương trình hệ thống, sửa đổi, bổ sung nâng cấp và sử dụng mà không bị vi phạm bản quyền.
  • Hạn chế: Do có tính mở cao nên không có một công cụ nào cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất.
  • Ngày nay, Linux được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu, nhất là ở trong các trường đại học.