Bài 13. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tín ngưỡng, tôn giáo 

- Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, hầu hết có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp như: tín ngưỡng phồn thưc, tục cầu mưa, tục thờ cúng tổ tiên,…

- Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã dung hợp với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo tạo nên đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú.

 

​@1836442@

2. Chữ viết - văn học 

- Về chữ viết:

+ Cư dân Đông Nam Á tạo ra nhiều loại chữ viết trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của người Ấn Độ.

+ Riêng người Việt thì kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.

- Về văn học:

+ Cư dân Đông Nam Á có kho tàng văn hóa dân gian phong phú (ca dao, tục ngữ, hò vè,…).

+ Tiếp thu văn học Ấn Độ, đặc biệt là việc phóng tác các bộ sử thi từ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ.

 

​@1836751@

3. Kiến trúc - điêu khắc

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

- Một số công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng ở Đông Nam Á được xây dựng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X như:

+ Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)

+ Đền La-ra Giong-grang (In-đô-nê-xi-a)

+ Khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam).​

 

@1837043@