Bài 12. Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Cơ cấu ngành công nghiệp 

- Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở của nhà nước, các cơ sở ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó các cơ sơ nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Cơ cấu ngành rất đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm (ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên các thế mạnh về tài nguyên, lao động đáp ứng thị trường trong nước và tạo được nguồn hàng xuất khẩu chủ lực) có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

2. Các ngành công nghiệp trọng điểm 

a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

- Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.

- Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.

b. Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An,...Nhà máy thuỷ điện Sơn La là nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta.

Nhà máy thủy điện Sơn La.

- Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất cả nước.

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại.

c. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

- Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là:

    + Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt,..)

    + Chến biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,..

    + Chế biến thuỷ sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,..)

e. Công nghiệp dệt may

- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, dựa trên ưu thế về nguồn lao động trẻ

- Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,...

@66774@@66772@

3. Các trung tâm công nghiệp lớn 

- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

- Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội

Ngoài ra còn có các trung tâm lớn và vừa khác như: Hải Phòng, Biên Hoà, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang,….

1. Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm hoặc dựa trên thế mạnh về lao động như công nghiệp dệt may.

2. Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3. Công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá đất nước.