Bài 12: Sự biến đổi chất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ 

Khái niệm: Hiện tượng vật lí là hiện tượng mà chất biến đổi về trạng thái, hình dạng mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu và không sinh ra chất mới.

Ví dụ:

Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại.

Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt. Sau đó cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện trở lại.

Nhận xét: Trong các quá trình trên, nước cũng như muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Sự biến đổi như thế của chất thuộc loại hiện tượng vật lí.

@413820@

II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC 

Thí nghiệm 1: 

Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt, được hỗn hợp hai chất. Chia hỗn hợp làm 2 phần

 Tiến hànhHiện tượng
Phần 1Đưa nam châm lại gần hỗn hợp.

Sắt bị nam châm hút, ta thấy sắt và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên trong hộp.

Phần 2Đổ hỗn hợp lưu huỳnh và sắt vào ống nghiệm. Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm một lát rồi dừng lại.Hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám. Chất này không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt, không bị nam châm hút như sắt, chứng tỏ hỗn hợp đã bị biến đổi thành chất mới sau khi đun (là sắt (II) sunfua).

Thí nghiệm 2: 

Lấy đường vào ống nghiện, đun nóng, đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than và có giọt nước ngưng tụ bám trên thành ống nghiệm.

Thí nghiệm phân hủy đường bởi nhiệt.

Nhận xét: Khi bị đun nóng đường bị phân hủy thành hai chất là than và nước. 

Kết luận: Hiện tượng chất biển đổi có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học.

@413881@

III. TỔNG KẾT

1. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí.

2. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!