Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cuộc Duy tân Minh Trị 

1. Nguyên nhân

- Chế độ phong kiến Nhật Bản suy yếu.

- Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi "mở cửa".

- Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn: một là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến và trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây; hai là canh tân để phát triển đất nước.

2. Chính sách

Trước tình hình đó, tháng 1/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) lên ngôi và thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực.

- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

- Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Về quân sự: tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.

 

@731554@

3. Kết quả - tính chất 

- Kết quả: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

- Tính chất: Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Thiên hoàng Minh Trị trẻ tuổi trong bộ quân phục
Thiên hoàng Minh Trị trẻ tuổi trong bộ quân phục

II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

1. Nguyên nhân

- Cuối thế kỉ XIX, nhờ số tiền bồi thương và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển.

2. Biểu hiện

- Kinh tế:

+ Từ năm 1900 đến năm 1914, tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%.

+ Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.

+ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như: Mit-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Chính sách đối ngoại: Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.

+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan.

+ Năm 1894 - 1895 chiến tranh với Trung Quốc.

+ Năm 1904 - 1905 chiến tranh với Nga.

Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

 

@730587@

III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản (giảm tải)