Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

Bài 12:

CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

----------=====™˜–—™˜=====----------

1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay (Đọc thêm SGK)

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Phương hướng cơ bản:

+ Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường cho toàn dân.

+ Coi trọng công tác nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

+ Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

+ Áp dụng công nghệ hiện đại

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Chấp hành chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

BÀI TẬP

Câu 1. “Nhà nước ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường” là nội dung của phương hướng

A. thường xuyên tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho mọi người dân.

B. tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

C. xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho người dân.

D. chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường.

Câu 2. Nội dung nào đúng với chính sách của nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên?

A. Không được khai thác với bất kì lí do gì để bảo tồn tài nguyên.

B. Khai thác không hạn chế nhưng phải sử dụng hợp lí tiết kiệm.

C. Khai thác không hạn chế nhưng phải nộp thuế đầy đủ.

D. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên là

A. mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

B. thực trạng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

D. ý nghĩa của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 4. Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là phương hướng của chính sách

A. khoa học và công nghệ.                           B. tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. dân số và giải quyết việc làm.                   D. đối ngoại.

Câu 5. “Tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ thực vật, động vật… xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia” là nội dung của phương hướng

A. chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

B. khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

D. giáo dục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho người dân.

Câu 6. Nội dung nào không thuộc phương hướng của CS tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Tăng cường công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

B. Khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

C. Chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

D. Chấp hành chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Câu 7. Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì

A. tài nguyên thiên nhiên nước ta rất nghèo nàn.

B. Việt Nan còn ít tài nguyên thiên nhiên.

C. tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.

D. mục đích duy nhất để bảo vệ nguồn vốn gien thiên nhiên.

Câu 8. “Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động” là nội dung về

A. thực trạng bảo vệ tài nguyên và môi trường.

B. phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. trách nhiệm của công dân với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

D. mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 9. Trồng để bảo tồn các giống cây thuốc quý hiếm là việc làm thực hiện phương hướng

A. chủ động tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

B. chủ động phòng ngừa, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

C. chủ động thực hiện công tác quản lí của nhà nước về bảo vệ môi trường.

D. chủ động giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường.

Câu 10. Cách xử lí rác nào sau đây đúng với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Đốt và xả khí lên cao để không ô nhiễm môi trường xung quanh.

B. Kinh doanh karaoke không cần tường cách âm.

C. Đổ tập trung dầu thải để không ô nhiễm môi trường.

D. Phân loại và tái chế rác thải thành sản phẩm có ích.

Câu 11. Nội dung nào sau đây sai với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng.

B. Chôn chất thải để không ô nhiễm môi trường.

C. Trả động vật hoang dã trở về rừng.                      D. Phân loại, tái chế rác thải thành phân bón

Câu 12. Việc nhà nước ban hành sách đỏ việt nam là để chủ động

A. bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.

B. phát triển các loại động thực vật ở Việt Nam.

C. cải thiện môi trường sống cho các loại động, thực vật quý hiếm.

D. bảo vệ động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 13. Em sẽ hoặc đã làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

A. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.                      B. Khóa các cửa ra vào.

C. Tắt hết các thiết bị điện.                           D. Đóng các cửa sổ.

Câu 14. Bà Y tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải bẩn ra sông của công ty T. Việc làm của bà Y thể hiện

A. trách nhiệm của công dân đối với bảo vệ môi trường.

B. phản ánh thực trạng môi trường hiện nay.

C. trách nhiệm về quyền của công dân đối với môi trường.

D. quyền khiếu nại của công dân đối với bảo vệ môi trường.

Câu 15. Xã N nằm cạnh rừng đầu nguồn M. Gần đây, một số người dân đã lén lút đục lỗ, bỏ thuốc trừ sâu vào gốc cho cho cây chết để lấy đất sản xuất. Nếu sống ở nơi đó, em chọn phương án nào phù hợp nhất sau đây?

A. Không làm gì vì mình chỉ là học sinh.

B. Canh gác để ngăn chặn người khác phá hoại cây.

C. Yêu cầu những gười làm chết cây phải trả lại đất và trồng lại cây.

D. Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của việc phá rừng đầu nguồn.

Câu 16. Trên đường đi học, T phát hiện một xe ô tô đổ rác thải xuống vệ đường. Nếu là T, em chọn cách ứng xử nào phù hợp nhất sau đây để thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và an toàn cho bản thân?

A. Không làm gì vì sự việc đã xảy ra rồi.

B. Đưa sự việc lên facebook cá nhân để mọi người tẩy chai lái xe.

C. Ngăn xe lại và trực tiếp phê bình người lái xe.

D. Chụp ảnh hoặc ghi lại biển số xe và báo cho người có trách nhiệm.

Câu 17. Do rừng bị tàn phá, mấy hôm nay có một đàn voi xuống phá hoại vườn tược của người dân bản X. Chúng còn giẫm chết một người. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây của dân địa phương.

A. Tiêu diệt hết đàn voi để chúng không gây hại cho con người nữa.

B. Tiêu diệt con đầu đàn để dàn voi sợ và không gây hại cho con người.

C. Chính quyền di chuyển đàn voi đi nơi khác và người dân không phá rừng nữa.

D. Đào hào quanh rừng để đàn voi không có lối xuống bản.

 

Khách