Nội dung lý thuyết
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi liên kết peptit.
Những phân tử peptit được tạo lên từ 2, 3, 4,... gốc α-amino axit được gọi là đi-, tri-, tetrapeptit,... Các peptit được tạo lên từ 10 gốc α-amino axit trở lên thì được gọi là polipeptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Nhóm -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là nhóm peptit.
Phân tử peptit được hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo 1 trật tự nhất định. Amino axit còn nhóm NH2 gọi là đầu N, amino axit còn nhóm COOH gọi là đầu C.
Để ngắn gọn, người ta thường biểu diễn cấu tạo của các peptit bằng cách ghép từ tên viết của các gốc α - aminoaxit tạo nên chúng theo trật từ từ trái sang phải. Ví dụ, tripeptit tạo thành từ theo thứ tự gồm glyxin, alanin, lysin là: Gly-Ala-Lys.
Peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với Cu(OH)2.
a. Phản ứng thủy phân
Ta xét các peptit được tạo thành từ các α-aminoaxit có chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH.
Peptit(n α-aminoaxit) + (n - 1)H2O \(\xrightarrow[xt]{t^o}\) nα - aminoaxit
Peptit(n α-aminoaxit) + nNaOH → nMuối + H2O
Peptit(n α-aminoaxit) + (n - 1)H2O + nHCl → nMuối
Ngoài ra, peptit còn có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ và đặc biệt là nhờ các enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định nào đó.
b. Phản ứng màu biure
Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên có thể phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho phức chất màu tím. Đây cũng là phản ứng dùng để phân biệt các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với các đipeptit khác.
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Protein được phân thành hai loại:
Tương tự peptit, protein được cấu tạo từ nhiều gốc α-aminoaxit nối với nhau bằng liên kết peptit, thường là từ hơn 50 gốc α-aminoaxit trở lên.
Khi thay đổi trật tự sắp xếp các gốc α-aminoaxit ta lại thu được các phân tử protein khác nhau. Vì vậy, từ trên 20 α-aminoaxit khác nhau trong tự nhiên có thể tạo ra vô số các protein khác nhau.
a. Tính chất vật lí
b. Tính chất hóa học
Tương tự peptit, protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các α-aminoaxit.
Protein cũng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo thành phức màu tím. Đây là một trong các phản ứng dùng để phân biệt protein.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!