Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Các nhân tố tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:

- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc..), phi kim loại (apatit, pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.

Mỏ than lộ thiên lớn nhất Việt Nam nằm ở tỉnh Quảng Ninh.

+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn → phát triển thủy điện.

Các tổ máy phát điện bên trong nhà máy thủy điện Hòa Bình.

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Chế biến nông sản xuất khẩu ra nước ngoài.

- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng:

+ Trung du miền núi Bắc Bộ nổi bật với công nghiệp khai khoáng, năng lượng,...

+ Đông Nam Bộ khai thác dầu, khí.

Mỏ Bạch Hổ - mỏ có trữ lượng dầu khí lớn nhất Việt Nam.

@66770@@31585@

2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

a. Dân cư và lao động

- Nước ta có số dân đông-> thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của người ngày càng tăng -> sức mua tăng, thị hiếu có nhiều thay đổi.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật -> điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

c. Chính sách phát triển công nghiệp

- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.

- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.

d. Thị truờng

- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước đang phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

Dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng. Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế - xã hội.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
le sourire đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (4 tháng 11 2021 lúc 11:18) 0 lượt thích