Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây đã bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm tiêu diệt.

- Những việc làm của người Giéc-man:

+ Thành lập nên các vương quốc mới như Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt...

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được nhiều hơn và được phong các tước vị.

Bản đồ
Người Giéc-man xâm chiếm Tây Âu

- Xã hội phong kiến châu Âu hình thành:

+ Lãnh chúa phong kiến: vừa có ruộng đất, vừa có tước vị, có quyền thế và rất giàu đó.

+ Nông nô: xuất thân từ nô lệ và nông dân, cuộc sống bị phụ thuộc vào lãnh chúa.

@1442983@

2. Lãnh địa phong kiến

- Lãnh địa phong kiến: là những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình.

@1443076@

- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa có nhiều quyền như vua, sống đầy đủ xa hoa; nông nô phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo.

- Đặc điểm kinh tế: khép kín, tự sản xuất, tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ, chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.

Mô hình một lãnh địa phong kiến
Mô hình một lãnh địa phong kiến

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

- Nguyên nhân ra đời: cuối thế kỉ XI, kinh tế thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá ngày càng nhiều, họ lập các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.

@1443674@

- Thành phần dân cư: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập phường hội và thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

- Đặc điểm kinh tế: kinh tế hàng hóa.

Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây.
Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây (tranh minh họa)