Nội dung lý thuyết
Nếu đại lượng \(y\) phụ thuộc vào đại lượng thay đổi \(x\) sao cho với mỗi giá trị của \(x\), ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của \(y\) thì \(y\) được gọi là hàm số của \(x\), \(x\) được gọi là biến số.
Ví dụ:
a) \(y\) là hàm số của \(x\) được cho bằng bảng:
\(x\) | \(\dfrac{1}{4}\) | \(\dfrac{1}{2}\) | \(1\) | \(2\) | \(3\) | \(4\) | \(5\) |
\(y\) | \(-2\) | \(-\dfrac{3}{2}\) | \(0\) | \(3\) | \(1\) | \(-1\) | \(-3\) |
b) \(y\) là hàm số của \(x\) được cho bằng công thức: \(y=2x+3\), \(y=\dfrac{1}{3x-1}\), \(y=\sqrt{\dfrac{4}{x}+2x^2-1}\),...
Ví dụ: Hàm số \(y=2x^2-3x+1\) xác định với mọi số thực \(x\); Hàm số \(y=\dfrac{4}{x}\) xác định khi \(x\ne0\); Hàm số \(y=\sqrt{4-x^2}\) xác định khi \(4-x^2\ge0\), ứng với \(-2\le x\le2\);...
Ví dụ: Hàm số \(y=2-3x\) có thể được viết \(y=f\left(x\right)=2-3x\).
Ví dụ: Với hàm số \(y=g\left(x\right)=\sqrt{4-x}\), ta hiểu \(g\left(1\right)\) là giá trị của hàm số trên khi \(x=1\). Khi đó, ta có: \(g\left(1\right)=\sqrt{4-1}=\sqrt{3}\).
Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng \(\left(x;f\left(x\right)\right)\) trên mặt phẳng tọa độ gọi là đồ thị hàm số \(y=f\left(x\right)\).
Ví dụ: Điểm \(A\left(1;-2\right)\) thuộc đồ thị hàm số \(y=2x-4\) do \(-2=2.1-4\).
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)\) xác định với mọi \(x\in R\).
Nói cách khác: với \(x_1,x_2\in R\)
- Nếu \(x_1< x_2\) mà \(f\left(x_1\right)< f\left(x_2\right)\) thì hàm số đồng biến trên \(R\).
- Nếu \(x_1< x_2\) mà \(f\left(x_1\right)>f\left(x_2\right)\) thì hàm số nghịch biến trên \(R\).
Lưu ý: Các khẳng định trên vẫn đúng với hàm số \(y=f\left(x\right)\) xác định trên tập \(D\subset R\).
Ví dụ 1: Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=2x-3\). Hàm số xác định với mọi \(x\in R\).
Với \(x_1,x_2\in R\), nếu \(x_1< x_2\) thì \(2x_1< 2x_2\Rightarrow2x_1-3< 2x_2-3\Rightarrow f\left(x_1\right)< f\left(x_2\right)\).
Vậy hàm số trên đồng biến trên \(R\).
Ví dụ 2: Cho hàm số \(y=g\left(x\right)=\dfrac{2}{3}-\dfrac{1}{2}x\). Hàm số xác định với mọi \(x\in R\).
Với \(x_1,x_2\in R\), nếu \(x_1< x_2\) thì \(\dfrac{1}{2}x_1< \dfrac{1}{2}x_2\Rightarrow-\dfrac{1}{2}x_1>-\dfrac{1}{2}x_2\Rightarrow\dfrac{2}{3}-\dfrac{1}{2}x_1>\dfrac{2}{3}-\dfrac{1}{2}x_2\Rightarrow f\left(x_1\right)>f\left(x_2\right)\).
Vậy hàm số nghịch biến trên \(R\).