Bài 1. Giới thiệu chương trình môn Sinh học, Sinh học và sự phát triển bền vững

Nội dung lý thuyết

I. Giới thiệu chương trình môn Sinh học

1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Sinh học là môn khoa học về sự sống. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gồm: thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, ... và con người.

Thực vật
Động vật
Vi khuẩn​​
Nấm​​

Các nhà sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hoá và sự phân bố của các sinh vật theo các lĩnh vực: sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, hoá sinh, sinh thái học, di truyền học và sinh học tiến hoá,...  

2. Mục tiêu của môn Sinh học

- Môn Sinh học góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.

- Môn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học bao gồm:

  • Nhận thức sinh học.
  • Tìm hiểu thế giới sống.
  • Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

3. Vai trò của sinh học trong cuộc sống

Một số vai trò của sinh học trong cuộc sống:

Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh

Cung cấp lương thực, thực phẩm

Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế, xã hội

4. Sinh học trong tương lai

Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng:

Nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô.

DNA​

Nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô.

Sinh quyển​

5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

- Các ngành nghề liên quan đến sinh học bao gồm:

Giảng dạy và Nghiên cứu

Sản xuất

Chăm sóc sức khoẻ

Hoạch định chính sách

- Ngành Công nghệ sinh học được đánh giá là "ngành học của tương lai", tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

​@2759061@

II. Sinh học và sự phát triển bền vững

1. Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững

- Sinh học trong phát triển kinh tế

  • Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.
  • Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các chế phẩm sinh học có giá trị.         

- Sinh học trong bảo vệ môi trường

  • Đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái.
  • Cung cấp kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường và cải tạo môi trường.

- Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội

  • Góp phần vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.
  • Có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ người dân, nâng cao chất lượng đời sống.
​@2759127@

3. Mối quan hệ giữa sinh học và những vấn xã hội

- Sinh học phát triển dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển nhờ các thành tựu nghiên cứu trong sinh học.

- Sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì kinh tế phát triển, chất lượng đời sống tăng lên. Sự phát triển của xã hội là điều kiện thúc đẩy cho nghiên cứu sinh học và khoa học công nghệ phát triển.

- "Đạo đức sinh học" là những những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

Ví dụ: Việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi sớm.

1. Sinh học là khoa học về sự sống. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật. Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học là: sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, sinh hoá học, sinh thái học, di truyền học và sinh học tiến hoá,...

2. Sinh học có vai trò trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.

3. Phát triển bền vững nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển các thế hệ tương lai.

4. Sinh học đóng góp và việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.

5. Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì thúc đẩy kinh tế phát triển.