25. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Chuẩn bị đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

1. Dụng cụ, thiết bị

Kính lúp

Máy ảnh

Găng tay bảo hộ

Sổ ghi chép

Panh

Vợt bắt côn trùng

Vợt bắt động vật thủy sinh

Hộp nuôi sâu bọ

Bể kính hoặc hộp chứa mẫu sống

Đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên:

  • Luôn đi theo đoàn, đi cùng với các bạn, thầy cô và người giám sát.
  • Nghe theo sự chỉ đạo của người giám sát, thầy cô giáo.
  • Không làm hại hay tác động xấu đến sinh vật ngoài thiên nhiên.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, nước uống và sức khỏe cho bản thân.
  • Khi tiến hành thu mẫu hãy làm theo sự hướng dẫn của thầy cô và người giám sát, không tự ý thu mẫu tránh gây nguy hiểm cho bản thân.

Nhiệm vụ:

  • Quan sát các sinh vật.
  • Chụp ảnh các sinh vật.
  • Thu mẫu một số động vật để quan sát.
  • Hoàn thành phiếu quan sát.

Phiếu quan sát thực vật

STTTên câyNơi quan sát đượcMôi trường sốngNhóm thực vậtVai trò của câyGhi chú
1??????
???????

Phiếu quan sát động vật

STTTên động vậtNơi quan sát đượcMôi trường sốngNhóm động vậtVai trò của động vậtGhi chú
1?

?

????
???????

2. Một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Phương pháp quan sát

  • Quan sát một số thực vật, động vật bằng mắt thường như: dương xỉ, hạt trần (thông, tùng,...), hạt kín (cây có hoa); động vật trên cạn và động vật dưới nước,...
  • Quan sát động vật nhỏ (ví dụ cây rêu), động vật nhỏ bằng kính lúp hoặc sử dụng ống nhòm để quan sát các động vật trên cây.
  • Sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh các thực vật, động vật quan sát được.
  • Ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu quan sát.

Phương pháp thu mẫu động vật

Nguyên tắc thu mẫu

  • Thu mẫu cần ghi chép nơi thu mẫu.
  • Thu mẫu, quan sát xong rồi thả lại ra môi trường.

Phương pháp thu mẫu

  • Động vật thủy sinh: dùng vợt thủy sinh, đưa vào bể kính hoặc hộp chứa mẫu sống.
  • Động vật trên đất hoặc trên cây: sử dụng vợt bắt côn trùng để bắt bướm hoặc côn trùng cho vào hộp nuôi sâu bọ.
  • Các động vật có xương sống ở nước và các nhóm như thân mềm,... cho vào hộp chứa mẫu sống.

II. Thực hành tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

  • Quan sát thực vật, động cật nơi em đến.
  • Thu một số mẫu động vật để quan sát, sau đó thả về môi trường.
  • Ghi chép và thực hiện nhiệm vụ.

III. Thu hoạch

Viết báo cáo về kết quả tìm hiều sinh vật ngoài thiên nhiên theo mẫu sau:

  • Họ và tên
  • Lớp
  • Địa điểm tìm hiểu sinh vật
    • Trong vườn trường
    • Ngoài công viên
  • Nội dung tìm hiểu
    • Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
    • Tìm hiểu sự đa dạng sinh học ngoài thiên nhiên.
  • Kết quả tìm hiểu
    • Theo 2 mẫu phiếu quan sát thực vật và động vật, mỗi phiếu lấy ít nhất 5 ví dụ về sinh vật mà em quan sát được. Lấy ví dụ về các sinh vật thuộc các nhóm, lớp, ngành khác nhau để bài báo cáo thêm phong phú.
  • Kết luận: nhận xét về sự đa dạng sinh vật nơi em quan sát.
    • Sinh vật tại nơi quan sát có phong phú không?
    • Số lượng loài và mối liên hệ giữa các loài như thế nào?
    • Sinh vật tại nơi em quan sát có xu hướng suy giảm hay phát triển trong tương lai? Vì sao?
    • Em cần làm gì để bảo tồn đa dạng sinh học nơi đây?