12. Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống

Nội dung lý thuyết

I. Tế bào là gì?

Tất cả các loại sinh vật, từ những sinh vật đơn giản như vi khuẩn, nấm men tới những sinh vật phức tạp như động vật, thực vật đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào.

Tế bào vi khuẩn

Tế bào nấm men

Tế bào nấm men

Tế bào trong cây dâu tây

Một số loại tế bào trong cây dâu tây

Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

@340963@

II. Hình dạng và kích thước của một số loại tế bào

  • Tế bào có nhiều loại, các tế bào khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Các tế bào vi khuẩn thường có kích thước nhỏ (khoảng tử 0,5 - 10 μm), các loại tế bào thực vật, động vật có kích thước lớn hơn (khoảng từ 10 - 100 μm). Để quan sát được tế bào người ta sử dụng kính hiển vi.

Vi khuẩn

nấm men

TB hồng cầu

Tế bào vi khuẩn E. coli

  • Chiều dài khoảng 2 μm.
  • Chiều rộng khoảng 0,5 - 1 μm.

Tế bào nấm men

  • Chiều dài khoảng 6 μm.
  • Chiều rộng khoảng 5 μm.

Tế bào hồng cầu ở người

  • Đường kính khoảng 7 μm.

Tế bào xương

TB thần kinh

Tế bào xương ở người

  • Chiều rộng khoảng 5 - 20 μm.

Tế bào thần kinh ở người

  • Chiều dài khoảng 13 - 60 nm (Có thể dài đến 100 cm).
  • Chiều rộng khoảng 10 - 30 μm.

Tế bào biểu bì vảy hành

  • Chiều dài khoảng 200 μm.
  • Chiều rộng khoảng 70 μm.

Các hình dạng phổ biến của tế bào là: hình que, hình cầu, hình đĩa, hình nhiều cạnh, hình thoi, hình sao,...

Kích thước trung bình của tế bào khoảng từ 0,5 đến 100 micrômét (μm).


@344164@

❗Một số hình dạng tế bào khác nhau trong cơ thể người:

  • Hình cầu: tế bào trứng,...
  • Hình khối: tế bào biểu bì,...
  • Hình nón, hình que: tế bào võng mạc,...
  • Hình thoi: tế bào cơ,...
  • Hình sợi: tóc, lông,...
  • Hình dạng giống với các sinh vật khác: tế bào bạch cầu,...

❗Tế bào thần kinh (nơron thần kinh) có kích thước dài nhất, tế bào thần kinh có thể dài đến 1 mét.

❗Tế bào hồng cầu với hình dạng đĩa lõm hai mặt đóng vai trò vận chuyển ôxi từ phổi đến các tế bào trong cơ thể đồng thời nhận lại khí cacbonic từ các mô lên đào thải ở phổi.

III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật

Sự giống và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

Đặc điểmTế bào thực vậtTế bào động vật
Giống nhau
  • Màng tế bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
  • Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
  • Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
Khác nhauCó thành tế bào bao quanh màng sinh chất có tác dụng bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Điều này quan trong đối với thực vật không có bộ xương.Không có thành tế bào bao quanh màng sinh chất.
Bào quan lục lạp của tế bào thực vật có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ. Lục lạp nhờ mang sắc tố quang hợp (diệp lục) tạo nên màu xanh cho Trái Đất.Không có bào quan lục lạp.
không bào trung tâm.Không có không bào trung tâm.

❓ Nhờ yếu tố nào mà lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.

❗Thành tế bào được tạo nên từ cenlulose- một chất rất bền do đó được ứng dụng để làm rất nhiều vật dụng thiết yếu phục vụ cho đời sống con người: bàn ghế gỗ, quấn áo, giấy,...

IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Tế bào nhân sơTế bào nhân thực

VD: Tế bào vi khuẩn,...

VD: Tế bào thực vật, tế bào động vật,...
Các bào quan không có màng bao bọc.Các bào quan có màng bao bọc.
Không có nhân hoàn chỉnh, chỉ có vùng nhân. Vùng nhân chứa chất di truyền nằm tự do trong tế bào chất.Nhân tế bào chứa chất di truyền, có màng bao bọc.
Cấu tạo đơn giản, ít bào quan.Cấu tạp phức tạp, nhiều bào quan.
kích thước nhỏ bằng khoảng\(\dfrac{1}{10}\) tế bào nhân thực.Kích thước lớn.

❗Thông thường mỗi tế bào sẽ có một nhân lớn nằm ở trung tâm. Tuy nhiên cũng có những tế bào không có nhân ví dụ như tế bào hồng cầu. Người trưởng thành có tế bào gan có hai nhân, tế bào cơ có nhiều nhân.

@345161@

V. Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ sự lớn lên và sinh sản của các tế bào.

Sự phân chia từ một tế bào tạo ra hai tế bào mới được gọi là sự sinh sản tế bào.

@345830@

Sự lớn lên, phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên, thay thế các tế bào tổn thương hay chết.

❗Các loại tế bào khác nhau trong cơ thể chúng ta có thời gian phân chia khác nhau:

  • Tế bào da khoảng 10 - 30 ngày phân chia một lần.
  • Tế bào niêm mạc má khoảng 5 ngày phân chia một lần.
  • Tế bào gan khoảng 1 - 2 năm phân chia một lần.
  • Tế bào thần kinh sau khi hình thành sẽ không bao giờ phân chia.

1. Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Các sinh vật đều được tạo nên từ tế bào.

2. Tế bào có hình dạng phổ biến như: hình que, hình cấu, hình nhiều cạnh,... Kích thước trung bình của tế bào khoảng 0,5 - 100 μm.

3. Tế bào được cấu tạo từ ba thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân.

4. Có hai loại tế bào: Tế bào nhân sơ không có màng nhân và không có các bào quan có màng bao bọc; Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh với màng nhân bao bọc chất di truyền và có các bào quan có màng bao bọc. Khác với tế bào động vật, tế bào động vật có thêm không bào trung tâm, thành tế bào và lục lạp là bào quan quang hợp.

5. Sự phân chia của một tế bào tạo ra hai tế bào mới được gọi là sự sinh sản của tế bào.

6. Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và thay thế các tế bào bị tổn thương hay chết.

VI. Thực hành quan sát tế bào

Chuẩn bị

  • Dụng cụ: cần chuẩn bị những dụng cụ dưới đây.

Kính lúp

Kính hiển vi

Kính hiển vi

Đĩa petri

Đĩa petri

Lam kính và lamen

Lam kính và lamen

Bình đựng nước cất

Kim mũi mác

Kim mũi mác

  • Mẫu vật: trứng cá, củ hành tây.

Tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá

 

Quan sát tế bào vảy hành

Các bước làm tiêu bản tế bào vảy hành
  • Bước 1: Tách một vảy hành tây ra khỏi củ dạng hình vuông cạnh 1cm.
  • Bước 2: Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì và nhẹ nhàng tách lớp biểu bì đó.
  • Bước 3: Đặt lớp biểu bì lên lam kính.
  • Bước 4: Nhỏ một giọt nước cất lên biểu bì.
  • Bước 5: Đậy lamen.

Lưu ý: Đậy một cạnh của lamen vào mép giọt nước trên lam kính. Dùng kim mũi mác đỡ lamen theo một góc nghiêng khoảng 45 độ. Sau đó, dạ dần lamen xuống sao cho giọt nước dàn đều dưới lamen và bọt khí được đẩy ra ngoài giúp quan sát mẫu vật dễ dàng.

  • Bước 6: Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học từ vật kính 10x sang vật kính 40x.

Báo cáo

  • ​Lập bảng báo cáo kết quả quan sát tế bào.
@365854@