Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn 1.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (1) trong văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất để nêu nội dung bài viết.
Lời giải chi tiết:
Nội dung cụ thể được triển khai trong bài viết là về sự sống trên Trái Đất, sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiÝ nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (3), (4) trong văn bản Sự sống và cái chết.
- Tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) để nêu tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…
- Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết có dẫn chứng thuyết phục hơn, cụ thể hơn và người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSinh vật có các đặc trưng sống mà vật vô sinh không có:
- Trao đổi chất và năng lượng (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài)
- Cảm ứng (nhận biết môi trường, phản xạ)
- Sinh trưởng và phát triển (lớn lên, gia tăng về kích thước)
- Sinh sản (tạo ra các cá thể mới)
(Trả lời bởi Play Io Games Nigga)
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Văn bản viết về đề tài sự sống của muôn loài trên Trái Đất.
- Văn bản đã tiếp cận vấn đề từ lịch sử tồn tại và biến mất của các loài trên Trái Đất, tìm ra ý nghĩa của những “cái chết” đối với việc hình thành các “sự sống”.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững thông tin chính trong văn bản là:
- Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.
- Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
- Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
- Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
(Trả lời bởi Toru)
Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiPhương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Sự sống và cái chết.
- Dựa vào nội dung từng đoạn, sự liên kết thông tin giữa các đoạn để vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ mô tả quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất:
(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá” có mối quan hệ tác động. Để “tiến hóa” thì phải “đấu tranh sinh tồn”, không có sự đấu tranh để sinh tồn thì không có sự phát triển, hoàn thiện.
- Giữa “sự sống” và “cái chết” có mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Cái chết là một phần của sự sống, cái chết cho phép sự sống tiến lên.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 5 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thông điệp: Con người không nằm ngoài quy luật sinh tồn của vạn vật, không những có cái chết mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Vậy nên, nếu không tự hoàn thiện mình, con người sẽ rơi vào nguy cơ bị xóa sổ.
- Thông điệp: Trong nghịch cảnh thường sẽ phát kích sức sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
- Thông điệp: Cái chết là một phần của sự sống, cuộc sống này hữu hạn. Do đó, con người cần sống một cuộc đời có ích.
(Trả lời bởi Thanh An)