Lịch sử

ancut
Xem chi tiết
ancut
Xem chi tiết
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Hoa Vũ Thị
Xem chi tiết
Ngọc Hưng
11 tháng 4 lúc 22:58

- Nhận xét:

+ Việc kí kết hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã cho thấy thái độ đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược.

+ Với Hiệp ước ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam; Việt Nam từ một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Hạ Lâm Nguỵ
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Nghĩa
9 tháng 4 lúc 12:59

loading...  

Bình luận (0)
Hồng Nguyễn Thị Bích
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Nghĩa
9 tháng 4 lúc 13:01

loading...  

Bình luận (0)
Cô Linh Trang
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
7 tháng 4 lúc 21:02

1 là của Trần Quốc Tuần

2 là của Thái sư Trần Thủ Độ

3 là của Hồ Nguyên Trừng

4 là của Trần Bình Trọng

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Huy
8 tháng 4 lúc 12:36

- "Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chén đầu Thần trước đã" câu nói này gắn với nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo, thể hiện quyết tâm của vua, tôi nhà Trần quyết tâm một lòng đánh đuổi giặc Nguyên - Mông.

- "Đầu thần chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo" câu nói này là câu nói của Thái sư Trần Thủ Độ với vua Trần Thái Tông vào thời khắc gay cấn nhất của cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1-1258) khi mà các quan đại thần đang quây quần bên nhà vua bàn mưu tính kế đánh giặc.

- "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo" là câu nói của Hồ Nguyên Trừng có nghĩa là điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại.

- "Ta thà làm quỷ nước Năm, chứ không thèm làm vương đất Bắc" là câu nói của nhân vật Trần Binh, là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm Việt Nam.

Bình luận (2)
Linhkimngoc
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
6 tháng 4 lúc 20:16

Tham khkh

Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ Cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám (khi ấy 23 tuổi) khoa Mậu Thân (1848) trong khoa thi Hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu(1853), thời vua Tự Đức [2]. Năm 1851, ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định).

Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Nguyễn Phúc Hồng Tập, con hoàng thân Miên Áo, em chú bác của Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức), cùng với một số người khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém. Hoàng Diệu đến nhậm chức Tri huyện Hương Trà thay Tôn Thất Thanh bị đổi đi nơi khác, bấy giờ có mặt trong lúc hành quyết đã nghe Hồng Tập nói: "Vì tức giận về hòa nghị mới bị tội, xin chớ ghép vào tội phản nghịch". Sau đó các quan Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ và Biện Vĩnh tâu lên Tự Đức, đề nghị nhà vua nên theo gương Hán Minh Đế, thẩm tra lại vụ án. Tự Đức phán là vụ án đã được đình thần thẩm xét kỹ, nay nghe Phan Huy Kiệm nói Hoàng Diệu đã kể lại lời trăng trối của Hồng Tập, bèn quyết định giáng chức Phan Huy Kiệm, Trần Gia Huệ, Biện Vĩnh và Hoàng Diệu[3].

Được phục chức sau vụ "tẩy oan" Hồng Tập, Hoàng Diệu lần đầu ra Bắc năm 1868, làm Tri phủ Đa Phúc, rồi Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, Bố chính Bắc Ninh. Trong chín năm ấy, ông lập nhiều quân công, dẹp trộm cướp và an dân, ở đâu ông cũng được sĩ dân quý mến.

Năm 1873 ông được triệu về kinh đô Huế giữ chức Tham tri Bộ Hình rồi Tham tri Bộ Lại, kiêm quản Đô Sát Viện, dự bàn những việc ở Cơ Mật Viện. Năm 1878, đổi làm Tuần phủQuảng Nam, thăng Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), nhưng vì nguyên Tổng đốc Nguyễn Chính vẫn lưu nhiệm nên ông ở lại Huế, làm Tham tri Bộ Lại (Thực lục của Cao Xuân Dục). Chẳng bao lâu sau, ông được sung chức Phó Toàn quyền Đại Thần đàm phán với Sứ thần Tây Ban Nha một hiệp ước giao thương. Đầu năm 1880, ông làmTổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh[2], kiêm quản cả việc thương chính.

Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp lúc bấy giờ, Hoàng Diệu bắt tay ngay vào việc chuẩn bị chiến đấu, kinh lý, biên phòng. Như Đại Nam chính biên liệt truyện đã nêu, tổng đốc Hà Ninh đã "cùng với tổng đốc tỉnh Sơn Tây Nguyễn Hữu Độ dâng sớ nói về việc bố phòng, lại cùng với Nguyễn Đình Nhuận mật tâu về chước phòng vị sẵn". Vua Tự Đức khen. "Nhưng sau đó - như trong di biểu nêu - vua lại trách cứ lưu binh... vì sợ giặc"... "chế ngự không đúng cách" (?)

Một mặt khác, Hoàng Diệu quan tâm ổn định chăm lo đời sống của dân chúng trong công bằng và trật tự. Ngày nay, ở Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, còn áp ở mặt tường cổng ra vào một phần tấm bia Lệnh cấm trừ tệ (Thân cấm khu tệ), niêm yết năm 1881, của Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu và Tuần phủ Hà Nội Hoàng Hữu Xứng, nhằm ngăn chặn các tệ nhũng nhiễu đối với nhân dân trong các dịp ma chay, cưới xin cũng như nạn vòi tiền, cướp bóc trên sông và ở các chợ, kèm theo các quy định cụ thể cần thi hành đến nơi đến chốn. Một di tích quý hiếm nói lên tấm lòng ưu ái của người công bộc mãi mãi còn giá trị của nó.

Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay đối phương.

Người Hà Nội vô cùng đau đớn trước cái chết của ông, ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).

Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.

Khu lăng mộ Hoàng Diệu, theo quyết định ngày 25 tháng 1 năm 1994 của Bộ Văn hóa Thông tin, được công nhận là một di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam.

Bình luận (0)
Trần Duy Phúc
Xem chi tiết
hoàng gia bảo 9a6
5 tháng 4 lúc 19:51

Quân và dân Việt Nam đã có sự đóng góp và hi sinh vô cùng lớn trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Sự hy sinh của họ đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của quân đội Việt Nam, mở ra cánh cửa cho việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương và độc lập của đất nước. Sự kiên trì, quyết tâm và tinh thần đoàn kết của quân và dân đã tạo nên một chiến thắng vĩ đại, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc.

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
6 tháng 4 lúc 11:23

Tham khảo

Trận Điện Biên Phủ năm 1954 là một trong những trận đánh quyết định quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Đông Dương và mở ra cơ hội cho Việt Nam giành độc lập. Trận Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, sự hy sinh và tinh thần quyết tâm của quân và dân ta. Sự đóng góp và hi sinh của quân và dân ta trong trận Điện Biên Phủ là không thể phủ nhận. Quân và dân ta đã chiến đấu một cách dũng cảm, kiên định và không ngừng hy sinh để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của quân Pháp. Tinh thần đoàn kết, sự hy sinh cao cả và lòng yêu nước đã thắng lợi trước sức mạnh vũ trang của đối phương. Việc quân và dân ta hi sinh trong trận Điện Biên Phủ đã góp phần quan trọng vào việc giành chiến thắng cuối cùng, mở ra cánh cửa cho Việt Nam độc lập và tự do. Sự hy sinh của họ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người Việt Nam và trở thành nguồn cảm hứng vĩ đại cho thế hệ sau. Tôi cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng đối với sự đóng góp và hi sinh của quân và dân ta trong trận Điện Biên Phủ, đó là biểu tượng của tinh thần yêu nước, đoàn kết và sự hy sinh cao cả của người Việt Nam.

Bình luận (0)