Lịch sử

khkuaq
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 3 2017 lúc 10:00

Ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ vì:

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Bảo Trân
21 tháng 2 2017 lúc 19:52

nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
trong thế kỷ 17 - 18 có những thành thị xuất hiện thì đó là nhờ sự thông thương với bên ngoài, đó là những nơi mà triều đinh ta cho phép các thương nhân nước ngoài được phép buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ta, chính vì vậy mà các thành thị đó trở thành đầu mối buôn bán của người Việt với thế giới bên ngoài và người dân đến đó sinh sống ngày càng nhiều hình thành nên các thành thị thương nghiệp sầm uất thời kỳ này.
Tây Sơn là đạo quân tụ hợp của những người nông dân và dân tộc thiểu số, dựng cờ trên lý tưởng của nông dân và chống lại các thế lực phong kiến chúa Trịnh, chúa Nguyễn đang mục nát và bị nhân dân căm ghét nên nó nhanh chóng được sự hưởng ứng của nhân dân, lại có những đường lối rõ ràng cũng như tập hợp , đoàn kết rộng rãi các tàng lớp nhân dân nên hình thành một sức mạnh khổng lồ cho khởi nghĩa Tây Sơn và lật đổ được các thế lực phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
Trần Hương Thoan
23 tháng 2 2017 lúc 15:45

Nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ:

Khi chưa diễn ra chiến tranh Nam-Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhân dân no đủ. Nhưng vì các cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến khiến cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Và chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công trong làng, xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã, thôn, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công, chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng 6 đến 7 phần.

Nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì:

Sự khai hoang và điều kiện thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa cao. Có nhiều làng nghề thủ công, chợ, phố xá, đô thị: Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP. HCM).

Bình luận (0)
khkuaq
Xem chi tiết
Đăng chu quang
21 tháng 2 2017 lúc 21:06

Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn được bắt đầu có thể muộn hơn các triều đại Trung Hoa nhưng với mật độ mau hơn trong thế kỷ 19: các năm 1803, 1816, 1821, 1835, 1836, 1837, 1838, 1845, 1847, 1856. Không chỉ là kiểm tra chớp nhoáng trên các đảo hoang vô chủ rồi về, mà hoạt động chủ quyền cấp nhà nước của nhà Nguyễn từ năm 1816 bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày, xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, cắm bia chủ quyền (việc này các nhà nước Trung Quốc chỉ thực sự thực hiện trong thế kỷ 20 (năm 1937)), cứu hộ hàng hải quốc tế.

Chúc bạn học tốt!!!hahahahahaha

Bình luận (4)
ĐÀO THỊ BẢO YẾN
20 tháng 3 2017 lúc 20:47

giúp mình vs

Bình luận (0)
Khang Nhật
31 tháng 3 2017 lúc 21:24

Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa dựng bia chủ quyền và từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cứ hàng năm, cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ còn cắm cột mốc, dựng bia.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm mốc dấu. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bia khắc những chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thuỷ quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

Các bạn học tốt hahahiha

Bình luận (0)
Cute Anime Love You sss
Xem chi tiết
Dora Là Tớ
25 tháng 5 2016 lúc 10:50

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê 

+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. 

+ Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
 

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.

+ Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. 

Bình luận (30)
Dương Minh Tài
28 tháng 3 2017 lúc 19:30

Bạn Dora Là Tớ làm đúng rồi đó leuleu

Bình luận (0)
Cute Anime Love You sss
25 tháng 5 2016 lúc 10:51

Cảm ơn bạn!

Bình luận (0)
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
15 tháng 3 2017 lúc 21:00

-Ở Đàng trong, các chúa Nguyễn ra sức khai hoang vùng Thuận-Quảng để cũng có cơ sở cát cứ. chính quyền di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương an, lập thành làng ấp

-Ở Đàng Trong, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê-trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tài, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào đem cầm bán.chế độ tô thuế binh dịch nặng nề.Quan lại tham ô hoành hành

+Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích khai hoang mở rương, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lợi, tạo điều kiện cho năng suất lúa cao

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
17 tháng 3 2017 lúc 18:32

. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đẩy mạnh khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ, lương ăn, lập thành làng, ấp ; tổ chức các hải đội xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu
15 tháng 3 2017 lúc 21:01

xin lỗi chỗ ở Đàng Trồng, chiến tranh ... mk sửa thành ở Đàng Ngoài, chiến tranh...

Bình luận (0)
Đinh Hà Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:32

* Mặt tiến bộ :

- Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều đóng góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng cường thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định tình hình đất nước.

* Hạn chế :

- Một số chính sách chưa được thực hiện triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách  cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:52

Tiến bộ: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha. Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

 

Bình luận (2)
Phan Thùy Linh
19 tháng 5 2016 lúc 9:59

Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.


 

Bình luận (2)
Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
19 tháng 5 2016 lúc 16:18

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư 
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

Bình luận (5)
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 16:18

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách : 
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). 
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông". 
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,... 
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Bảo
19 tháng 5 2016 lúc 16:22

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách : 
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). 
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông". 
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,... 
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (0)
Ngô Tuyết Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:51

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
19 tháng 5 2016 lúc 10:33

Trước tình trạng suy yếu của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, những cải cách toàn diện của Hồ Quý Ly đã góp phần giải quyết một số khó khăn của đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Nâng cao quyền lực chính quyền trung ương, ổn định tình hình đất nước.

Bình luận (0)
Đỗ Phương Uyên
19 tháng 5 2016 lúc 10:37

Hồ Quý Ly là ai

 

Bình luận (7)
Lê Công Thành
Xem chi tiết
Sen Phùng
24 tháng 8 2017 lúc 8:29

Bạn nào trả lời được câu hỏi này, chắc chắn sẽ nhận 2GP nhé...

Các bạn có tình yêu với lịch sử đâu hết rồi...khi chúng ta trả lời những câu hỏi tư duy thì đó mới là lịch sử thật sự....

Bình luận (0)
Đời về cơ bản là buồn......
24 tháng 8 2017 lúc 14:13

Châu Âu:

- Văn học: Ph. Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học; R. Đề-các-tơ là nhà toán học, nhà triết học; Lê-ô-na đơ Vanh-xi là hoạ sĩ, kĩ sư nổi tiếng; N. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học; U Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại.

Châu Á:

- Văn học: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am với bộ tiểu thuyết Thuỷ Hử, La Quán Trung với Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngô Thừa Ân với Tây Du Kí,...

- Khoa học - kĩ thuật: phát minh ra giấy viết, la bàn, kĩ thuật in, thuốc súng.

Đễ giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá đó, mỗi người chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm, phải tôn trọng những di sản đó, có vậy chúng mới có thể tồn tại mãi mãi với thời gian.

Bình luận (0)
Rukato Takaki Chirikamo
24 tháng 10 2017 lúc 20:45

Về văn hóa:

-Châu Âu:

+)Ph.Ra -bơ - le : Nhà văn,y học

+)R.Đê - các-tơ: Nhà toán học, y học

+)Lê-ô-na-đơ-Vanhxi: Họa sĩ, đồng thời là kĩ sư nổi tiếng

+)N.Cô-péc-ních:Nhà Thiên văn học

+)U.Sếch - xpia:Nhà soạn kịch

-Châu Á :

+) Lý Bạch, Đỗ Phủ - tác phẩm GIÓ thu tốc nhà,Bạch Cư Dị(Thời Đường)

+)Thi Nại Am:Thủy Hử

+)Ngô Thừa Ân:Tây Du Kí

+) Tào Tuyết Cần: Hồng lâu mộng

+)Tư Mã Thiên:Bộ sử kí

Về khoa học- kĩ thuật :

-Châu Á:có nhiều phát minh quan trọng như giấy viết, nghề in,la bàn,thuốc súng,các vật dụng cho cuộc sống bình thường như đồ gốm, vải,lụa,..; kĩ thuật đóng thuyền có bánh lái và buồm nhiều lớp , kể cả kĩ thuật luyện sắt,khai thác dầu mỏ và khí đốt

Bình luận (0)
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 5 2016 lúc 9:04

-Nông nghiệp : Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.

- Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc... và thực hiện các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập làng, bảo vệ trâu bò... có tác dụng tích cực làm cho kinh tế nông nghiệp thời Trần phát triển.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 9:17

Nhận xét về tình hình kinh tế nông nghiệp sau chiến tranh: Ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn

Bình luận (1)
Thiên An
19 tháng 5 2016 lúc 9:31

- Kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh nhanh chóng phục hồi nhờ những biện pháp khuyến nông ( khẩn hoang mở rộng diện tích trồng trọt, đắp đê phòng chống lũ lụt)

- Công cuộc khai hoang được đẩy manh, trong lúc đó ruộng đất cũng ngày càng tập trung vào các quý tộc, vương hầu, địa chủ.

Bình luận (0)
Monster Demon
Xem chi tiết
Khánh Hạ
8 tháng 8 2017 lúc 20:12

cmt đầu tiên :vvvv

ohoohooho

cái này đỡ hơn cái đáp án vòng 1 oho

Bình luận (3)
Tiểu Thư họ Nguyễn
8 tháng 8 2017 lúc 20:49

ÔI ! Không ngờ mình lại điểm khá như thế này , bình thường mình không để ý đến môn Sử mấy

Bình luận (7)
Shinichi Kudo
8 tháng 8 2017 lúc 21:20

trời, vòng 3 phải cố thoy, đứng thứ 9 kiểu này dễ tạch lém, Monster Demon ah chém nhẹ tay thoy nha, vòng 2 đã đủ chết rồi, lại mấy ông bà được cộng 1 điểm thì càng sợoaoakhocroihuhu

Bình luận (10)