Sa Pa là nơi mà mỗi khi người ta nhắc đến người ta thường nghĩ đến những phút giây giải trí thư giãn với cảnh vật nơi đây. Thế nhưng ở đó có những con người sống một cách thầm lặng để cống hiến hết mình cho đất nước. Nguyễn Thành Long đã mang đến cho chúng ta một trong những con người cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Trước hết anh thanh niên hiện lên với vẻ đẹp trong cách sống. Đó là cách sống thầm lặng, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn để ngày đêm đo nắng, đo gió, đo mưa để báo về dưới xuôi. Anh là người hết lòng với công việc, bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế giới nhưng anh lại không nghĩ như vậy. Theo những lời kể của anh với bác họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp về công việc của mình và cách anh căn thời gian để tiếp chuyện với hai người họ cho thấy anh là một người rất tỉ mỉ, chính xác và khoa học. Tuy sống một mình nhưng anh vẫn trồng được những luống hoa đủ màu xinh đẹp và góc riêng tư là một bàn sách và chiếc bàn nhỏ. Khi một giờ sáng thì cũng là lúc anh thức dậy làm nhiệm vụ của mình. Có thể nói cô kĩ sư và bác họa sĩ phải ngạc nhiên trước công việc, sự sạch sẽ ngăn nắp của anh.
Không những thế anh thanh niên còn hiện với vẻ đẹp trong tâm hồn. Anh mến khách vô cùng. Đối với bác lái xe anh thường xuyên biếu cho bác những món quà mà anh trồng được để gửi về dưới xuôi. Một mình anh ở trên đỉnh núi nhiều lúc cũng muốn nghe chuyện dưới xuôi nên có lần anh đã tự tạo ra một sự cố để cho xe phải dừng lại. Anh còn là một người rất thật thà. Anh nói những cái mà người ta nên nghĩ chứ không nói ra. Anh còn rất khiêm tốn, khi mà bác họa sĩ vẽ anh, anh từ chối. Mặc dù vẫn lịch sự ngồi yên cho bác vẽ nhưng anh liên tục kể về những người đáng vẽ hơn anh.
Người thanh niên ấy còn đẹp cả trong suy nghĩ. Khi được bác họa sĩ hỏi anh là người cô độc nhất thế giới, rằng anh thèm người. Anh chỉ phá lên cười rồi nói ai mà chẳng thèm người. Đối với anh, ở trên này anh với công việc là đôi, lại có thêm sách làm bạn thì anh đâu có cô độc.
Như vậy qua đây ta có thể thấy, nhân vật anh thanh niên được nhà văn Nguyễn Thành Long xây dựng để làm tiêu biểu cho nhân vật sống lặng lẽ hiến công sức nhỏ bé của mình cho sự xây dựng đất nước. Không phải nhà văn không nghĩ được cho anh thanh niên một cái tên mà là cố tình gọi như thế để chỉ chung cho một bộ phận những con người cao quý của đất nước.
-----Ngắn thế thôi nhé ..chúc bạn học tốt-----