Tố Hữu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

TÁC GIẢ - TỐ HỮU 

I. Vài nét về tiểu sử

- Tố Hữu (1920- 2002), quê Thừa Thiên Huế, sinh ra trong một gia đình nhà Nho.

→ Thân sinh và quê hương xứ Huế ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ Tố Hữu.

 - Sinh ra trong thời đại đầy biến động nên Tố Hữu sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, bị bắt giam. Tháng 3-1942 vượt ngục, bắt liên lạc với cách mạng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Huế.

- Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm CM của con người VN hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.

- Năm 1996 nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

è Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca CMVN hiện đại.

II. Đường cách mạng, đường thơ

 Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạnh Việt Nam, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.

1. Từ ấy (1937-1946)

  - Là chặng đường 10 năm làm thơ và hoạt động sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên CM. Là tiếng nói cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ, tha thiết yêu tự do, ca ngợi đất nước độc lập.

- Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

- Tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang,…

2. Việt Bắc (1947 - 1954)

- Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà anh hùng, ca ngợi các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, ca ngợi tình quân dân, anh bộ đôi, ca ngợi chiến thắng vẻ vang.

- Tác phẩm tiêu biểu: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ  Điện Biên, Phá đường,….

3. Gió lộng (1955 - 1961)

- Phản ánh và ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, tinh thần đấu tranh và hi sinh anh dũng của nhân dân miền Nam đòi hòa bình, thống nhất đất nước, nhớ về quá khứ đau khổ, anh dũng, hướng niềm tin đến tương lai.

- Tác phẩm tiêu biểu : Mẹ Tơm, Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng,…

 4. “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977)

- Ra trận: bản hùng ca về miền Nam, những hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc.   

+ Máu và hoa: là niềm vui bất tuyệt, toàn thắng về ta, ngẫm nghĩ về những máu xương, hi sinh của đồng bào đồng chí.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca Xuân 68, Kính gởi cụ Nguyễn Du, Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm,…

  5. “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999)

 - Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.

  - Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.

III. Phong cách thơ Tố Hữu:

 1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị

- Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng về cái ta chung:

+ Cái tôi trữ tình vận động từ cái tôi chiến sĩ, đến cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng.

+ Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những tình cảm lớn tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam: tình yêu nước, yêu lãnh tụ, tình đồng bào, đồng chí...

+ Niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui lớn hướng về chiến thắng.

- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi

+ Đối tượng phản ánh là những sự kiện lớn của đất nước, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân.

+ Cảm hứng chủ đạo: vận mệnh cộng đồng, lịch sử, dân tộc.

+ Nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.

- Giọng thơ mang đậm chất tâm tình

+ Những tình cảm lớn được thể hiện qua giọng thơ tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành với những lời trò chuyện, nhắn nhủ, tâm sự.

+ Cách xưng hô gần gũi, thân tình, sự cảm hòa với người, với cảnh → Chất Huế của hồn thơ.

2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc

- Thể thơ: Vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát, thất ngôn dạt dào âm hưởng nghĩa tình, trang trọng nhưng không khuôn sáo, diễn đạt nhiều sắc thái cảm xúc.

- Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt, sử dụng tài tình các từ láy, thanh điệu, các vần thơ.

IV. KẾT LUẬN

- Ghi nhớ SGK.

Khách