Lão Hạc

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
6 coin

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

a.Tác giả: Nam Cao (1915-1951)

Truyện ngắn - Lão Hạc (Nam Cao) - Luyện Thi Nhanh

- Tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc nhiều truyện ngắn, truyện dài chân thực.

- Ông thường viết về người nông dân nghèo và những trí thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội cũ.

- Sau cách mạng nhà văn bền bỉ sáng tác phục vụ kháng chiến.. Ông đã hy sinh trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch.

- Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Tác phẩm chính: các truyện ngắn Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một đám cưới (1944),... tiểu thuyết Sống mòn (1944), truyện ngắn Đôi mắt (1948), tập Nhật kí Ở rừng (1948), kí sự Chuyện niên giới (1951),...

b. Tác phẩm: “ Lão Hạc”(1943)

- Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trước cách mạng của Nam cao.

II/ĐỌC-TÌM HIỂU VĂN BẢN

1/ Cấu trúc:

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm

người kể chuyện?

- Người kể chuyện: Nhân vật “tôi”

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến đáng buồn → Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết .

+ Phần 2: phần còn lại → Cái chết của Lão Hạc.

2/ Nội dung văn bản
a. Nhân vật lão Hạc:
 a1) Hoàn cảnh:
- Nhà nghèo
- Vợ mất sớm, một mình nuôi con.
- Con trai phẫn chí, đi làm ở đồn điền cao su.
-> Sống thui thủi một mình.
=> Bất hạnh và đáng thương.
a2) Tình cảm đối với con chó.
- Gọi: Cậu Vàng- xưng ông.
- Bắt rận, tắm, cho ăn vào bát, gắp thức ăn...
- Trò truyện, cưng nựng
-> Thương yêu như đứa cháu.
* Trước khi bán chó:
- Đắn đo, suy tính.
- Bàn bạc với ông giáo
-> Vì cậu Vàng vừa là con, vừa là cháu, vừa là kỉ vật -> Rất hệ trọng.
* Sau khi bán chó:
- Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu.
- Mắt: ầng ậng nước.
- Mặt: co rúm lại
- Đầu: nghoẹo về một bên
- Miệng: móm mém, mếu như con nít.
- Hu hu khóc.
-> Đau đớn, khổ tâm đến tột độ pha lẫn xót xa, ân hận, day dứt.
=> Giàu lòng yêu thương, biết trân trọng loài vật, nhân cách trong sáng.
- NT: Miêu tả diễn biến tâm lí tài tình, biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
A3) Lão Hạc với anh con trai:
- Thương con nghèo không lấy được vợ
- Mong ngóng tin con
- Lúc nào cũng nghĩ đến con
- Bán chó để tiền cho con
- Gửi vườn, gửi tiền lại cho con.
- Sống khổ cực, ép xác, thà nhịn đói chứ không tiêu đến tiền để dành cho con.
-> Yêu thương, lo lắng cho con, hi sinh vì con.
A4) Cái chết của lão Hạc:
- Đầu tóc rũ rượi
- Quần áo xộc xệch
- Vật vã
- Hai mắt long sòng sọc
- Miệng tru tréo, bọt mép sùi ra
- Chốc chốc lại giật...
-> Cái chết đau đớn, thê thảm và dữ dội.
-> Giàu lòng tự trọng, nhân cách cao thượng.
=> Lão Hạc tiêu biểu cho số phận đau khổ của người nông dân trước cách mạng.
b/ Nhân vật ông giáo
- Trước: 
+ Rất dửng dưng với lão Hạc
+ Chỉ yêu quý sách
+ Hiểu sai về lão Hạc.
- Sau: 
+ Thấy xót xa, ái ngại
+ An ủi lão Hạc
+ Hiểu, trân trọng, nể phục.
-> Có cái nhìn ưu ái, thương xót, trân trọng người nông dân.

III/ TỔNG KẾT

1: Nghệ thuật

- Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật "tôi". Nhờ cách kể này câu chuyện  trở nên gần gũi, chân thực.

- Cốt truyện lin hoạt. Có thể kết hợp tự nhiên kể với tả, với hồi tưởng bộc lộ trữ tình.

- Tác phẩm có nhiều giọng điệu. Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt, có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc.

2: Nội dung: Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám. Sự cảm thông, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

 

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Lưu Võ Tâm Như đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 12 2021 lúc 9:51) 0 lượt thích
Đỗ Thanh Hải đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 8 2021 lúc 22:56) 0 lượt thích
Đức Minh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 8 2021 lúc 16:07) 0 lượt thích
Vũ Cao Minh⁀ᶦᵈᵒᶫ ( ✎﹏ID... đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (12 tháng 7 2021 lúc 18:29) 0 lượt thích
Trịnh Long đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (5 tháng 7 2021 lúc 19:23) 0 lượt thích
Trúc Giang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (4 tháng 7 2021 lúc 15:12) 0 lượt thích
Đào Ngọc Hà đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (30 tháng 6 2021 lúc 8:04) 0 lượt thích
🥑 Thanh Tuyền 🍏 đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 6 2021 lúc 21:00) 0 lượt thích
🍀 Nguyễn Trung Kiên 🍀 đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 6 2021 lúc 20:59) 0 lượt thích
🎄 Kim Uyên 🎄 đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (11 tháng 6 2021 lúc 20:58) 0 lượt thích

Khách