Đề 6

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
1
7 coin

 

TRƯỜNG THPT BẢO LỘC

Tổ: Ngữ Văn

ĐỀ 6:  ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM 2019 - 2020

Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề

MÔN VĂN

 

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

            “…Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.

Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.

Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm.

Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.

Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu.

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.

Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.

Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.”

                        (Trích Sống trọn vẹn từng ngày - bài diễn thuyết của Brian Dison, tổng giám đốc của Tập đoàn Coca Cola, nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người; dacnhantam.com.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản trên và nêu tác dụng.

Câu 3. Theo tác giả của bài viết, việc học có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: “Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm. ” Vì sao?

 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: “ Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.”

 

Câu 2. (5,0 điểm)

Nói về sóng và em, trong bài thơ Sóng ở khổ đầu, Xuân Quỳnh cho thấy những sự phức tạp:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Nhưng đến khổ 5, nhà thơ lại đề cập đến sự đồng nhất trong một nỗi niềm:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ tới anh

Cả trong mơ còn thức”

Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất trong các khổ thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ XQ trong tình yêu

                                    

 

                                       HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 6

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

Đọc hiểu

3,0

 

1

Phương thức biểu đạt : Nghị luận/ phương thức nghị luận

0,5

 

2

- Biện pháp tu từ chủ yếu: Lặp cú pháp/ điệp cấu trúc

(Bạn chớ bỏ cuộc… ; Bạn chớ ngại … ; Bạn chớ khóa kín … ;…

- Tác dụng: Tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản; nhấn mạnh vai trò của ý thức, của sự trải nghiệm trong việc quyết định tương lai và thành công của mỗi người.

0,5

 

0,5

 

3

Ý nghĩa của việc học: Việc học mang lại kiến thức cho người học. Nó là kho báu mà con người có thể mang theo bên mình một cách dễ dàng.

0,5

 

4

Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình ; có lí giải thích hợp lí, thuyết phục về ý nghĩa của sự mạo hiểm trong việc rèn luyện ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm cho con người.

1,0

II

 

Làm văn

7,0

 

1

Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.”

2,0

 

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.”

0,25

 

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau :

- Giải thích ý nghĩa của câu nói: Khẳng định sự cố gắng nỗ lực không ngừng sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn chứa đựng nhiều khó khăn, trở ngại, nhiều gian nan, thử thách. Muốn thành công con người phải biết vượt lên, tìm ra cho mình những lối thoát.  

+ Câu nói có ý nghĩa như một lời khuyên, lời động viên: con người đừng bao giờ chán nản, buông xuôi mà luôn phải cố gắng nỗ lực, luôn có niềm tin vào bản thân, vào cuộc đời để có sức mạnh vươn lên phía trước, đạp bằng mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công.

+ Phê phán những những con người sống buông xuôi, không có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống.

- Liên hệ thực tế và rút ra bài học nhận thức và hành động

+ Để đạt được thành công trong công việc, trong cuộc sống, phải luôn nỗ lực, cố gắng hết mình.

+ Khi gặp khó khăn, trở ngại hoặc thất bại, không bi quan, chán nản, mau chóng bỏ cuộc mà phải luôn có niềm tin vào bản thân vì đó là nguồn sức mạnh diệu kì giúp ta tìm thấy được lối ra;

+ Nỗ lực học tập trau dồi tri thức; tích cực rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm sống cho bản thân; sống tự tin, lạc quan, nỗ lực trong mọi hoàn cảnh; …

1,0

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

 

e. Sáng tạo : Cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

 

2

Nói về sóng và em, trong bài thơ Sóng ở khổ đầu, Xuân Quỳnh cho thấy những sự phức tạp:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Nhưng đến khổ 5, nhà thơ lại đề cập đến sự đồng nhất trong một nỗi niềm:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ tới anh

Cả trong mơ còn thức

Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất trong các khổ thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ XQ trong tình yêu

 

5,0

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Nói về sóng và em, trong bài thơ Sóng ở khổ đầu, Xuân Quỳnh cho thấy những sự phức tạp.

Nhưng đến khổ 5, nhà thơ lại đề cập đến sự đồng nhất trong một nỗi niềm.

Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất trong các khổ thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ XQ trong tình yêu

0,5

 

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 

 

 

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

0,5

 

 

*Trong khổ thơ đầu tác giả cho thấy những trạng thái phức tạp của sóng và tâm hồn người phụ nữ đang yêu

  - Tiểu đối + Từ láy: Dữ dội >< dịu êm; ồn ào >< lặng lẽ . Miêu tả trạng thái đối cực của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu: khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng.

 -  Phép nhân hoá:

 Sông - không hiểu mình”

“Sóng - tìm ra bể”. Hành trình“tìm ra tận bể” của sóng cũng chính là hành trình của t/y:không chấp nhận sự nhỏ hẹp, tầm thường, khát khao đến với sự đồng cảm ,bao dung trong tình yêu..

-> Chỉ khi yêu, người con gái mới hiểu và cảm nhận được chính mình.

*  Khổ thơ thứ năm của bài thơ chỉ tập trung diễn tả trạng thái đặc trưng nhất của tình yêu: nỗi nhớ.

- Nhớ là đặc trưng của tình yêu, là thước đo mức độ của tình yêu. Trong sự cảm nhận của XQ, cả sóng và em đều đang sống trong tình yêu nên cả hai đều ngập tràn nỗi nhớ trong tâm hồn.

-  Nỗi nhớ bao trùm cả không gian :

      « sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước »

-  Thao thức trong mọi thời gian :« ngày đêm không ngủ được »

à Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt: diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên.

+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần :

« Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức »

à Cách nói cường điệu nhưng hợp lí : nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức).

=> Bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.

2,0

 

 

Đánh giá, nhận xét

*So sánh hai khổ thơ:

-Điểm chung: đều thể hiện những đặc trưng của tâm hồn tình yêu; đều cho thấy những vẻ đẹp của người phụ nữ Xuân Quỳnh; đều có sự song hành của hai hình tượng sóng và em, nhịp thơ đều mạnh mẽ, đều sử dụng thành công các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ..

– Điểm riêng; mỗi khổ là những biểu hiện khác nhau của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

 -Đây là hai khổ thơ tiêu biểu nhất của bài thơ, đặc biệt khổ thứ năm có thể coi là khổ hay nhất. Qua hai khổ thơ nói riêng, tác giả bộc lộ chân thực và sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn: phong phú, phức tạp; chân thành mà sâu sắc; khát vọng mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc đời thường

-Liên hệ tới bài thơ khác của Xuân Quỳnh (Thuyền và biển…), của nhà thơ khác (Biển –XD)

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

Kết bài

-Bài thơ Sóng, trong đó có hai khổ thơ vừa bàn luận, không chỉ là bài thơ thuộc loại hay nhất của XQ mà còn là thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.

-Từ bài thơ và hai khổ thơ, người đọc không chỉ hiểu về con người tác giả mà còn có cho mình được những bài học sâu sắc về tình yêu chân chính…

0.5

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

 

 

e. Sáng tạo 

Cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

TỔNG ĐIỂM : 10,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách