Bài 5: Glucozơ và Fructozơ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

GLUXIT

Câu 01:  Tính chất của glucozơ là chất rắn (1), có vị ngọt (2), ít tan trong nước (3), thể hiện tính chất của rượu (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là

  A. (1), (2), (5), (6).                B. (1), (2), (4), (6).

  C. (3), (5), (6), (7).               D. (1), (2), (3), (7).

Câu 02:  Chất không tan được trong nước lạnh là

  A. fructozơ.       B. tinh bột.   C. glucozơ.          D. saccarozơ.

Câu 03:  Tính chất của tinh bột là: Polisaccarit (1), không tan trong nước (2), có vị ngọt (3), thuỷ phân tạo thành glucozơ (4), thuỷ phân tạo thành fructozơ (5), làm cho iot chuyển thành màu xanh (6), dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin (7). Những tính chất sai

  A. (2), (5), (6), (7).               B. (2), (3), (4), (6).

  C. (2), (5), (7).                      D. (3), (5).

Câu 04:  Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

  A. Có mặt trong hấu hết các bộ phận của cây và trong quả chín.        

  B. Còn có tên là đường nho.

  C. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.  

  D. Có 0,1% trong máu người.

Câu 05:  Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

  A. NaOH.                               B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  C. AgNO3/NH3, đun nóng.               D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.

Câu 06:  Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ?

  A. Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2.

  B. Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.

  C. Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.

  D. Lên men thành ancol (rượu) etylic.

Câu 07:  Fructozơ không phản ứng được với

  A. Cu(OH)2.                         B. H2/Ni, nhiệt độ.

  C. [Ag(NH3)2]OH.                D. dung dịch brom.

Câu 08:  Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

  A. anhiđrit axetic.                  B. Cu(OH)2/NaOH, to.

  C. Kim loại K.                      D. AgNO3/NH3, to.

Câu 09:  Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương?

  A. HCOOCH3.   B. Glucozơ.  C. CH3CHO.        D. HCHO.

Câu 10:  Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?

  A. Mantozơ.       B. Saccarozơ.  C. Glucozơ.       D. Fructozơ.

Câu 11:  Cho chất X vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?

  A. Saccarozơ.     B. Glucozơ.  C. Axetanđehit.    D. Fructozơ.

Câu 12:  Phản ứng nào sau đây glucozơ đóng vai trò là chất oxi hoá?

  A. Tác dụng với Cu(OH)2/OH-, to.                    

  B. Tráng gương.

  C. Tác dụng với nước brom.    

  D. Tác dụng với H2 xúc tác Ni.

Câu 13:  Phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

  B. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

  C. Dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm -OH

  D. Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan

Câu 14:  Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm -CHO.

  B. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.

  C. Thuỷ phân xenlulozơ thu được glucozơ.

  D. Thuỷ phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

Câu 15:  Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là

  A. tinh bột.        B. xenlulozơ.  C. saccarozơ.     D. fructozơ.

Câu 16:  Công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là

  A. [C6H7O2(OH)3]n.              B. [C6H8O2(OH)3]n.

  C. [C6H5O2(OH)3]n.              D. [C6H7O3(OH)3]n.

Câu 17:  Glucozơ không thuộc loại

  A. cacbohiđrat.                      B. hợp chất tạp chức.

  C. monosaccarit.                    D. đisaccarit.

Câu 18:  Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào?

  A. polisaccarit.                      B. monosaccarit.  

  C. đisaccarit.                         D. oligosaccarit.

Câu 19:  Phát biểu không đúng là

  A. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.

  B. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.

  C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

  D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

Câu 20:  Glucozơ và fructozơ

  A. đều có nhóm -CHO trong phân tử.

  B. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

  C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.

  D. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 21:  Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

  A. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo cùng một loại phức đồng.

  B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra cùng một sản phẩm.

  C. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.

  D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.

Câu 22:  Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

  A. tinh bột.                           B. mantozơ.        

  C. saccarozơ.                        D. xenlulozơ.

Câu 23:  Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì

  A. Có phân tử khối gấp 2 lần glucozơ.

  B. Có tính chất hóa học tương tự monosaccarit.

  C. Thủy phân sinh ra 2 đơn vị monosaccarit.

  D. Phân tử có số nguyên tử cacbon gấp 2 lần glucozơ.

Câu 24:  Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây?

  A. mantozơ.       B. đextrin.    C. saccarozơ.        D. glucozơ.

Câu 25:  Nhận xét nào sau đây không đúng?

  A. nhỏ iot lên miếng chuối xanh sẽ xuất hiện màu xanh tím.  

  B. ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh.

  C. khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.         

  D. nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc.

Câu 26:  Nhận xét đúng là

  A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

  B. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

  C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

  D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối nhỏ.

Câu 27:  Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại

  A. polisaccarit.                      B. cacbohiđrat.    

  C. monosaccarit.                    D. đisaccarit.

Câu 28:  Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm là

  A. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+.

  B. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

  C. Đều có trong “huyết thanh ngọt”.

  D. Đều được lấy từ củ cải đường.

Câu 29:  Chất không có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 (đun nóng) giải phóng Ag là

  A. glucozơ.        B. mantozơ. C. saccarozơ.        D. fructozơ.

Câu 30:  Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia vào

  A. phản ứng tráng bạc.             B. phản ứng thuỷ phân.

  C. phản ứng đổi màu iot.          D. phản ứng với Cu(OH)2.

Câu 31:  Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

  A. 5.                 B. 4.            C. 3.                    D. 2.

Câu 32:  Cho các dung dịch: glucozơ, glixerol, axit axetic, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch đó?

  A. Na kim loại.                     B. Nước brom.    

  C. [Ag(NH3)2]OH.                D. Cu(OH)2 /OH-.

Câu 33:  Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: glucozơ, fructozơ, saccarozơ

  A. Saccarozơ < fructozơ < glucozơ.                  

  B. Fructozơ < glucozơ < saccarozơ.

  C. Glucozơ < fructozơ < saccarozơ.                  

  D. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ.

Câu 34:  Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung là

  A. đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.

B. đều bị thuỷ phân bởi dung dịch axit.

  C. chúng thuộc loại cacbohiđrat.                       

  D. đều không có phản ứng tráng bạc.

Câu 35:  Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại.

  A. cacbohiđrat.                     B. đisaccarit.       

  C. polisaccarit.                      D. monosaccarit.

Câu 36:  Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt là saccarozơ, mantozơ, etanol và fomanđehit, người ta có thể dùng một trong các hoá chất nào sau đây?

  A. H2/Ni, to.                         B. Cu(OH)2/OH-. 

  C. Vôi sữa.                           D. AgNO3/NH3.

Câu 37:  Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt nào sau đây?

  A. Saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic.

  B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic.

  C. Glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic.

  D. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol).

Câu 38:  Cho 11,25 gam glucozơ lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là

  A. 85%.             B. 70%.       C. 80%.               D. 75%.

Câu 39:  Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 108 gam.       B. 96 gam.    C. 72 gam.           D. 54 gam.

Câu 40:  Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là

  A. 4,65 kg.        B. 6,84 kg.   C. 5,56 kg.           D. 4,37 kg.

Câu 41:  Lên men m gam glucozơ, cho toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 90%. Giá trị của m là

  A. 15.               B. 16.          C. 25.                  D. 14.

Câu 42:  Cho toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra khi lên men 0,1 mol glucozơ vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,12M, tính khối lượng muối tạo thành

  A. 1,224 g         B. 1,2 g        C. 9,72 g             D. 1,944 g

Câu 43:  Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

  A. 1,80 gam.      B. 2,25 gam.   C. 1,44 gam.      D. 1,82 gam.

Câu 44:  Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là

  A. 10%.            B. 30%.        C. 15%.               D. 5%.

Câu 45:  Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol (rượu) etylic 40o (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là

  A. 1565,22 g      B. 782,61 g   C. 626,09 g          D. 305,27 g

Câu 46:  Khi lên men m kg glucozơ chứa trong quả nho để sau khi lên men cho 100 lít rượu vang 11,5o biết hiệu suất lên men là 90%, khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml, giá trị của m là

  A. 31,25 kg.       B. 2 kg.        C. 20 kg.             D. 16,2 kg.

Câu 47:  Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđric axetic (có H2SO4 làm xúc tác) thu được 11,1 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6 gam axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là

  A. 70% và 30%.                    B. 77% và 23%.   

  C. 76,84% và 23,16%.           D. 77,84% và 22,16%.

Câu 48:  Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, 9,0 gam X phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, thu được 10,8 gam Ag; đồng thời X có khả năng hoà tan Cu(OH)­2 cho dung dịch màu xanh. Công thức cấu tạo của X là

  A. CH2OH(CHOH)3CHO.      B. CH2OH(CHOH)4CHO.

  C. CH2OH(CHOH)5CHO       D. CH2OHCHOHCHO.

Câu 49:  Xenlulozơ tác dụng với HNO3 cho ra sản phẩm trong đó có 1 sản phẩm A có %N = 14,14%, xác định CTCT của A, tính khối lượng HNO3 cần dùng để biến toàn bộ xenlulozơ (khối lượng 324 gam) thành sản phẩm A (H=100%)

  A. C6H7O3(ONO2)3; 126 g                    B. C6H7O4(ONO2)(OH)2;  12,6 g

 C. C6H7O5(ONO2); 252 g          D. C6H7O2(ONO2)3; 378 g

Câu 50:  Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetit (có H2SO4 làm xúc tác) thu được 5,34 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat và CH3COOH, để trung hòa axit cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,1M, khối lượng (gam) của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong dd X lần lượt là

  A. 2,64 và 2,7.                      B. 2,46 và 2,88.   

  C. 2,88 và 2,46.                    D. 28,8 và 24,6.

 

Khách