Bài 37 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý.

- Các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính:

+ Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực vá cái.

+ Điều kiện môi trường sống.

+ Đặc điểm sinh sản của loài.

+ Đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.

+ Điều kiện dinh dưỡng của cá thể….

- Ý nghĩa: Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, giúp con người tính toán tỉ lệ đực, cái phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

II. NHÓM TUỔI

- Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

VD: khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít  => nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít => nghề cá đã khai thác quá mức, nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn thì quần thể có thể bị suy kiệt.

 

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

Có 3 kiểu phân bố cá thể:

- Phân bố theo nhóm            

- Phân bố đồng đều        

- Phân bố ngẫu nhiên

 

IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ:

- Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị hay thể tích của quần thể.

VD: Mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi

- Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

1. Khái niệm:

- Kích thước của QTSV là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT

- Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con …

- Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng.

2. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa:

a. kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong do:

+ Số lượng cá thể trong quần thể ít, sự hổ trợ giữa các cá thể bị giảm, qthể khôngcó khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái ít.

+ Số lượngcá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể

b. Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Kích thước quá lớn dẫn đến 1 số cá thể di cư khỏi quần thể,  mức tử vong cao.

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật:

- Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật.

-  Mức độ tử vong của quần thể sinh vật

-  Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:

- Mức nhập cư: Số cá thế từ các qthể khác chuyển đến

* Mức sống sót : là số cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định.

CT : Ss = 1 – D

undefined

 

VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

- Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J).

+ Biểu thức :N = (b-d).N; N = r.N

 -          Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng quần thể giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).

+ Biểu thức :  N = r.N (K-N)

VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI

- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút → ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

___

Câu 1: Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật?

A. Loài ưu thế.              '

B. Loài đặc trưng.       

C. Mật độ.                      

D. Độ đa dạng.

Câu 2: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể ?

A. Tỉ lệ các nhóm tuổi.            

B. Mật độ cá thể.        

C. Tỉ lệ giới tính.         

D. Đa dạng loài.

Câu 3: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là

A. tuổi sinh thái.            

B. tuổi sinh sản.             

C. tuổi sinh lí.                

D. tuổi quần thể.

Câu 4: Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có kiểu phân bố

A. theo nhóm.                

B. đồng đều.                  

C. ngẫu nhiên.               

D. riêng lẽ.

Câu 5: Sự phân bố các cá thể trong quần thể giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là sự

A. phân bố theo nhóm.

B. phân bố đồng đều.

C. phân bố ngẫu nhiên.

D. phân bố theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.

Câu 6: Các cá thể trong quần thể có hình thức phân bố đồng đều, hình thức này có ý nghĩa sinh thái là

A. các cá thể trong quần thể hổ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường sống xung quanh.

B. các cá thể tận dụng được nhiều nguồn thức ăn từ môi trường.

C. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Câu 7: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

C. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 8: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

C. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

Câu 9: Giới hạn cuối cùng về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt tới, được gọi là kích thước

A. tối thiểu.                    

B. trung bình.                 

C. tối đa.                        

D. của quần thể.

Câu 10. Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

Câu 11. Tên của 3 dạng tháp tuổi và các dạng nhóm tuổi trong mỗi tháp ở hình 37.1 SGK. Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.

Câu 12. Điều gì xảy ra với quần thể cá lóc khi nuôi trong ao với mật độ cá thể tăng quá cao?

Câu 13. Quần thể được chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

Câu 14. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 15: Để xác định kích thước tối đa của một quần thể, người ta cần biêt số lượng cá thể trong quần thể và

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

C. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

D. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 16: Quần thể đạt mức độ ổn định về số lượng khi nào?

A. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và tỉ lệ đực cái bằng nhau.

B. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và không có xuất cư.

C. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và không có sự nhập cư.

D. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và số nhập cư bằng số xuất cư.

Câu 17: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?

A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.

B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.

C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông.

D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.

Câu 18: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (2) và (3).                  B. (2) và (4).                  C. (1) và (4).                  D. (1) và (3).

Câu 19: Quần thể sinh vật thường có xu hướng

A. tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng (số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng  cung cấp nguồn sống của môi trường).

B. giảm số lượng cá thể và thu hẹp phạm vi phân bố.

C. cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể cùng loài khi nguồn thức ăn trong môi trường khan hiếm.

D. tăng số lượng cá thể và mở rộng phạm vi phân bố

Khách