Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tiểu Thư họ Lê
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 8 2019 lúc 16:26

Tham khảo:

Mặc dù hiện tại tôi đã là một cậu học sinh cấp 2 nhưng mỗi khi tháng 9 đến lòng tôi lại bồi hồi, xúc động khi nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của mình đó là năm bước vào lớp 1.

Sáng hôm đó,bầu trời nắng nhẹ và có những cơn gió mát khẽ lay động cành cây, cũng dễ hiểu thôi vì đã vào mùa thu. Tới đây sớm hơn mọi lần vì hôm nay là ngày khai giảng bước vào lớp 1 bước ngoặt đến trường của mỗi cô cậu học sinh. Mẹ chở tôi trên chiếc xe đạp cũ, khung cảnh hai bên đường với những hàng cây, ngôi nhà ngày thường rất đỗi quen thuộc nhưng hôm nay sao lạ quá, trong lòng tôi bỗng có cảm xúc bâng khuâng đôi chút lo lắng và hồi hộp không biết có phải vì quá căng thẳng hay không mà tôi khẽ nép vào sau lưng mẹ. Đi đường một quãng dài cũng đến ngôi trường tôi sắp học, đó là một ngôi trường nhỏ với cánh cổng màu xanh, cánh cổng hoen rỉ bởi màu của thời gian. Bên trong cánh cổng là từng nhóm người tụ họp, phụ huynh và cả các bạn xa lạ đang nắm tay người thân như không rời. Mẹ tôi dừng xe và dắt tôi vào cổng, cảm giác lo lắng lại quay trở lại và bước chân của tôi như chậm lại, mẹ hiểu cảm giác đó và trấn tĩnh tôi: “Đây là nơi con sẽ học tập, nơi này có bạn bè và thầy cô giáo yêu quý”. Chưa kịp suy nghĩ chuyện gì khác thì cô giáo xuất hiện và cất lời: “Kính chào các bậc phụ huynh cùng các em học sinh, hôm nay là ngày khai trường đầu tiên, kính chúc phụ huynh sức khỏe và các thầy cô trong trường sẽ chăm lo cho các em giúp các em thành người”. Tiếng vỗ tay vang lên khắp mọi nơi, các em bắt đầu xếp hàng chuẩn bị vào lớp, các thầy cô giáo về khu vực lớp chủ nhiệm. Tôi phải rời vòng tay ấm áp của mẹ, cảm giác sợ hãi, lo lắng nhưng khi cô giáo đến gần và xoa đầu tôi sự xa lạ bỗng nhiên biến mất. Cô giáo bắt đầu phân chia chỗ ngồi cho các bạn, tôi ngồi gần một bạn nam ở giữa lớp. Cô giáo chuẩn bị giảng bài, tôi mở cặp lấy sách vở đặt ngay ngắn trên bàn và háo hức trông đợi những điều mới mẻ của buổi học đầu tiên.

Ngày đầu tiên đi học của tôi thế đó, cảm giác sợ hãi pha lẫn sự háo hức trông đợi theo tôi cho đến khi đã là một cậu học sinh trung học.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
21 tháng 8 2019 lúc 19:20

I. MỞ BÀI
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường, ..."
- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.
II. THÂN BÀI
Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học
- Chộn rộn, háo hức đến lạ.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách, ... sần sàng cho ngày mai đi học.
- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.
- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?
1. Ngày dầu tiên đen trường.
Trên đường đến trường
- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.
- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.
- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm
- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.
2. Khi tới trường
Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.
Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.
- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.
- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự điều động của nhà trường.
- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu
víu lấy áo mẹ không rời, ...
- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.
3. Trong giờ học
- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học. Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.
- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.
- Phòng học đẹp là vì: sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.
- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.
- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.
- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!
d. Giờ ra về
- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.
- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.
- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể mẹ nghe mọi việc.
- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.
III. KẾT BÀI
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.
- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.

Kim Teahuyng
20 tháng 9 2017 lúc 21:56

Ngày khai trường đầu tiên là ngày mà ai cũng in sâu trong lòng. Đó là một kỉ niệm đáng nhớ của cuộc đời mỗi con người. Nhớ ngày đầu tiên đi học, em đã thật sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi đến một môi trường mới lạ và to lớn hơn rất nhiều. Có nhiều thầy cô, bạn bè và cả lớp học tất vả đều lộng lẫy như một lâu đài nguy nga. Khi vào lớp tập trung, chúng em được giới thiệu cô giáo chủ nhiệm lớp. Dáng cô mảnh thảnh, giọng cô trìu mến, cô rất nhân từ, nhẹ nhàng với em và các bạn. Lần đầu tiên được dự lễ chào cờ, các anh chị lớp trên hát quốc ca, tiếng hát vang khắp san trường. Sau đó là lễ khai giảng, cô hiệu trưởng đọc bản diễn văn khai mạc, rồi là các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Buổi lễ kết thúc, chúng em về lớp nhận sách vở, thời khóa biểu và được cô giáo dặn dò. Tối hôm đó em về và nhớ mãi về buổi khai giảng. Năm nay dù đã là học sinh lớp 7 nhưng em vẫn nhớ mãi ngày khai trường đầu tiên của mình

nguyễn văn hùng
Xem chi tiết
Linh Mai
6 tháng 8 2016 lúc 16:13

ucche

dinh viet hung
Xem chi tiết
anhvu
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
15 tháng 6 2016 lúc 7:51

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ. Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi, cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học... Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường....". Sau này nhà văn Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một cậu bé. Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học, đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao giờ có được. Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các bạn ạ! Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ quần áo sạch, lành lặn ( không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo: -Con đi học đi, ráng học giỏi nha con! Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình. Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác. Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?" Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi: - Con tên gì? - Dạ! Con tên Đực. - Con còn tên Đức nữa phải không? Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá: - Dạ phải rồi ạ! Con quên. - Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi! Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân trường. Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ! Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp"."

Tú Anh Phan
18 tháng 8 2017 lúc 9:11

Trong kí ức tuổi học sinh của mình, kỉ niệm sâu đậm nhất đối với tôi có lẽ đó chính là ngày khai trường đầu tiên của mình. Ngày khai trường ấy dù cách đây nhiều năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn nhớ rõ từng sự kiện, từng cảm xúc của tôi. Có lẽ bởi đó chính là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ ngoài gia đình và người thân của mình, nên không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, bồi hồi. Lạ lẫm với tất cả mọi thứ, lo lắng với những thứ mới lạ xung quanh mình, đó là những cmar giác mà tôi sẽ không bao giờ quên được.

Trước khi bước chân vào lớp Một, tôi vẫn là một đứa bé vô cùng ngây thơ, hồn nhiên sống trong sự bao bọc, che chở yêu thương của bố mẹ và cả gia đình. Ngoài mái nhà của mình và những nơi công cộng của địa phương mình thì tôi chưa từng đến một không gian, một môi trường nào khác, vì vậy mà không gian trường học đối với tôi lúc đó mà nói nó vô cùng mới mẻ. Để cho tôi bớt lạ lẫm thì bố mẹ tôi thường xuyên nói chuyện với tôi về trường học, mẹ tôi nói đó cũng giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy, vì ở đó sẽ có thầy cô yêu thương, dạy dỗ tôi tựa như bố mẹ, hơn nữa tôi còn có những người bạn mới, khi đi học tôi sẽ thích thú và có nhiều niềm vui.

Được bố mẹ động viên hàng ngày thì tôi cũng dần quen với tên gọi “trường học”, hơn nữa, khi nhìn anh trai và các anh chị trong xóm ngày nào cũng đến trường cũng khiến tôi vô cùng tò mò. Bởi mỗi khi đi học về anh trai của tôi sẽ kể đủ thứ chuyện, nào là hôm nay anh được điểm mười môn toán, anh được cô giáo khen vì lao động tốt, hay hôm nay anh chơi những trò chơi mới thú vị ra sao. Câu chuyện của anh vô cùng hấp dẫn nên lúc nào tôi cũng chú ý lắng nghe, tôi càng tò mò hơn về trường học, nơi mà ngày nào anh tôi cũng rất vui vẻ khi trở về.

Khi biết mình sắp phải đi học, tôi không hề sợ hãi mà ngược lại tôi lại có chút mong chờ, vì không biết ở đó như thế nào, sẽ vui vẻ ra sao. Trước ngày khai trường, mẹ tôi đã đi chợ và mua về cho tôi rất nhiều sách vở mới, cặp xách mới làm tôi rất vui, và dù còn chưa biết chữ nhưng tôi cũng mang sách ra bàn học, nâng niu mở từng trang sách, động tác rất nhẹ nhàng vì tôi rất sợ chẳng may mình nhỡ tay thì quyển sách xinh đẹp này sẽ rách. Trong cuốn sách ngoài những thứ tôi chưa thể hiểu thì còn có rất nhiều những hình vẽ đầy đủ màu sắc, những bức tranh đều rất đẹp.

Cô nàng tinh nghịch
14 tháng 6 2016 lúc 21:34

1 đoạn văn hay một bài văn z bạn

Phan Hoàng Anh
Xem chi tiết
Hoàng Yến Nhi
16 tháng 12 2023 lúc 20:20

1giới thiệu về trải nhiệm mink đang muốn kể

2: liệt kê thời gian khi gặp cho đến bây giờ và liệt kê những j mà đáng nhớ nhất giữ em với bạn ấy

3: rút ra bài học đáng nhớ j về tình bạn ấy? Có trân trọng nó hay ko? Bây h như thế nào nhưng đó là một tình bạn đẹp đối với em 

nguyen thi kieu anh
Xem chi tiết
Dung
30 tháng 10 2016 lúc 12:48

Tôi là người Việt Nam,là người có máu đỏ da vàng và hơn cả là tình yêu quê hương cháy bỏng luôn chảy trong tim tôi. Tôi yêu quê hương không chỉ vì nó là nơi chôn rau cắt rốn mà đó còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Tôi nhớ mẹ tôi hay bảo với tôi rằng:"Một tình bạn đẹp là không phân biệt sự giàu nghèo,như vậy mới là tình bạn đích thực" Nhờ câu nói nnày của mẹ mà đã giúp tôi trưởng thành hơn và có được những sự yêu quý của bạn bè. Hồ chừng năm tuổi tôi đã cùng lũ bạn của mình hoàn theo làn gió băng qua những cánh đồng để bắt chuồn chuồn.Những khỉ niệm đó không sao tôi quên được sẽ không bao giờ tôi quên

Đoạn văn mik tự viết!!!!!Bạn đọc tham khảo!!!!!Đúng thì tích

Lê Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Ayako
6 tháng 12 2017 lúc 20:43

Mình kể về người thân nha bạn

                               Bài làm

"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.

 Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ

Hà Chí Dương
11 tháng 12 2017 lúc 12:52

Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!

Nu Hoang Bang Gia
24 tháng 2 2018 lúc 13:11

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cố giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
 

Xem chi tiết
Dốt Bền Ngu Lâu
17 tháng 3 2018 lúc 19:55

chân  con mẹ mày

bao cai gi vay

Đỗ Mai Vy
17 tháng 3 2018 lúc 19:59

Sáng 2/2, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà lãnh đạo tiền bối của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại diện các cơ quan của Đảng dự Lễ kỷ niệm

Dự lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên; cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định và gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Diễn văn tại lễ kỷ niệm do Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Phạm Văn Sinh trình bày ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng và những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương có nhiều truyền thống quý báu, được nuôi dưỡng trong một gia đình nhà nho, yêu nước, thương dân, Nguyễn Đức Cảnh đã sớm hình thành chí khí, bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn gắn liền với những dấu mốc lịch sử quan trọng của cách mạng.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Phạm Văn Sinh đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm

Tháng 9/1927, Nguyễn Đức Cảnh tham dự khóa huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được tiếp xúc với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam, con đường giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đây là bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Đức Cảnh.

Trở về nước, tháng 2/1928, Nguyễn Đức Cảnh được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng. Tháng 3/1929, tại số nhà 5D - Phố Hàm Long (Hà Nội), Nguyễn Đức Cảnh và một số hội viên ưu tú trong Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ đã thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

Ngày 17/6/1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), đại biểu Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ họp Đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng và xuất bản báo Búa liềm, cơ quan ngôn luận của Đảng. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng.

Ngày 28/7/1929, tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, đồng chí đã triệu tập Đại hội đại biểu công nhân Bắc kỳ. Đại hội đã quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, xuất bản báo Lao động và tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan tuyên truyền của Công hội. Sự ra đời của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ cùng với những kinh nghiệm thành lập của tổ chức này là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của tổ chức công hội ở các địa phương trong cả nước.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trở thành một trong những nhà lãnh đạo tiên phong của phong trào công nhân Việt Nam, một trong những người sáng lập ra Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay.

Tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm

Đầu năm 1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ phản ánh kết quả hoạt động tích cực trong phong trào công nhân mà còn khẳng định đóng góp có ý nghĩa to lớn của đồng chí trong tiến trình vận động thành lập Đảng, là một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Tháng 5/1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Đồng chí đã có những đóng góp to lớn trong việc lãnh đạo xây dựng, phát triển tổ chức, cơ sở đảng ở Bắc kỳ nói chung và trong công nhân vùng Đông Bắc nói riêng; đồng thời tham gia đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc cho bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.

Cuối tháng 4/1931, trên đường về cơ sở, đồng chí bị kẻ thù bắt tại làng Yên Dũng Hạ (nay là phường Hưng Thủy - Thành phố Vinh), sau đó bị giải về nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

5h sáng 31/7/1932, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh hiên ngang bước lên máy chém tại pháp trường bên bờ sông Lấp, trước cửa nhà Lao Hải Phòng. Cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời, đồng chí vẫn giữ khí tiết của người chiến sỹ cộng sản, giữ trọn lòng thủy chung, sắt son với Đảng, với dân tộc, vẫn vững niềm tin tuyệt đối vào tương lai tất thắng của cách mạng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là tấm gương sáng của tinh thần yêu nước và giác ngộ chủ nghĩa cộng sản, về ý trí và tinh thần học tập, rèn luyện không mệt mỏi, cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Phạm Văn Sinh cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tôn vinh và noi theo những người chiến sĩ cộng sản kiên trung, trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, 88 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.

Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình đang dồn sức tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX với những hành động thiết thực để đạt được mục tiêu: “Tăng cường đoàn kết thống nhất, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững, tạo nền tảng để xây dựng tỉnh Thái Bình sớm có nền nông nghiệp, công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Mai Đức, thay mặt các thế hệ đảng viên trong tỉnh phát biểu, bày tỏ lòng tri ân, nguyện dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, luôn xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước, gương mẫu học tập, noi gương đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên trì đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ của đảng viên, chấp hành nghiêm chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chị Phan Thí Thủy, Bí thư Huyện đoàn Thái Thụy, đại diện thế hệ trẻ phát biểu, bày tỏ thế hệ trẻ sẽ phát huy truyền thống anh hùng và noi theo tấm gương của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh không ngừng nỗ lực học tập, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, tham gia phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, chung sức trẻ tích cực tham gia xây dựng phong chào nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị